Nội dung
Tiêm HPV là một trong những phương pháp chủ động phòng ngừa ung thư tử cung cũng như một số bệnh xã hội nguy hiểm khác. Một trong các thắc mắc được nhiều chị em quan tâm nhất là đã quan hệ tình dục rồi có tiêm HPV được nữa hay không. Để giải đáp: Quan hệ rồi có tiêm HPV được không? hãy cùng tham khảo bài viết được chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Một số thông tin chung về HPV và vắc-xin HPV
Trước khi giải đáp vấn đề quan hệ rồi có tiêm HPV được không hãy cùng nắm rõ một số thông tin chung về virus HPV và vắc-xin HPV.
Virus HPV là gì?
HPV có tên khoa học đầy đủ là Human Papilloma Virus – đây là một loại virus gây u nhú ở người với các bệnh lý nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư vòm họng, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến như sùi mào gà,…
Virus HPV lây truyền chủ yếu qua việc quan hệ tình dục không an toàn; lây nhiễm qua đường máu, tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh; lây nhiễm qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như khăn tắm, bàn chải đánh răng, bồn cầu; lây truyền trực tiếp từ mẹ sang con gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi.
Các chuyên gia cho biết, một người có thể bị nhiễm HPV nhưng có thể không có bất cứ triệu chứng nhận biết nào. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị virus HPV, chỉ có thể chủ động phòng ngừa HPV bằng cách tiêm phòng vắc-xin.
Tiêm phòng HPV giúp phòng tránh các loại bệnh lý do virus HPV gây ra hiệu quả
Vắc-xin HPV là gì?
Theo nhận định và đánh giá của Bộ Y tế, vắc-xin HPV được đánh giá là mang lại hiệu quả cao, an toàn khi sử dụng. Qua đó giúp bảo vệ nữ giới tránh khỏi các bệnh lý nguy hiểm nêu trên. Vắc-xin HPV được khuyến cáo dùng cho trẻ em và người lớn trong khoảng từ 9 – 26 tuổi. Hiện nay, Gardasil và Gardasil 9 là hai loại vắc-xin HPV được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.
>> Xem thêm: Dấu hiệu nhiễm HPV ở phụ nữ không nên chủ quan
[Góc giải đáp] Quan hệ rồi có tiêm HPV được không?
Theo khuyến cáo, các đối tượng nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi và chưa phát sinh quan hệ tình dục sẽ đạt hiệu quả phòng ngừa virus HPV tối đa khi tiêm vắc-xin. Chính vì vậy mà nhiều chị em đặt ra nghi vấn quan hệ rồi có tiêm HPV được không. Để giải đáp cho vấn đề này, các chuyên gia cho biết phụ nữ đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vắc-xin, tuy nhiên hiệu quả phòng ngừa bệnh sẽ không cao. Lưu ý trong trường hợp đã quan hệ tình dục, chị em phải trải qua thăm khám xét nghiệm HPV để biết được bản thân có bị nhiễm HPV hay không.
Chị em quan hệ tình dục rồi vẫn có thể tiêm phòng HPV
Virus HPV có tới hơn 100 loại khác nhau và vắc-xin vẫn đem lại hiệu quả ngừa tái nhiễm loại virus đã từng mắc phải. Mặc dù người đã quan hệ có khả năng đã phơi nhiễm với một số loại virus nhưng nếu không phải là loại virus được ngừa trong vắc-xin thì chị em hoàn toàn có thể tiêm phòng.
Mặc dù việc tiêm phòng HPV là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh nhưng việc này không đồng nghĩa sẽ loại bỏ hết 100% khả năng phơi nhiễm với virus gây bệnh. Chính vì vậy nên tiêm phòng vắc-xin càng sớm càng tốt để ngăn ngừa tối đa việc phát sinh bệnh lý.
>> Xem thêm: Xét nghiệm HPV bao lâu thì có kết quả?
Tiêm vắc-xin HPV có phải kiêng quan hệ tình dục không?
Quan hệ rồi có tiêm HPV được không – Trên thực tế, hiện nay vẫn chưa có khuyến cáo nào về việc phải tránh quan hệ tình dục sau khi tiêm phòng HPV. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe thì nên sử dụng các biện pháp an toàn khi giao hợp với bạn tình. Nguyên nhân là do, nếu bạn đang trong quá trình tiêm ngừa HPV thì cơ thể sẽ chưa sản sinh ngay kháng thể chống lại virus gây bệnh. Chính vì vậy, nếu không sử dụng biện pháp an toàn, chị em vẫn có khả năng lây nhiễm bệnh như bình thường.
Ngoài ra nên nhớ HPV có nhiều loại khác nhau. Do đó nếu như bạn đã từng bị nhiễm một loại HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh lây nhiễm những loại HPV khác.
Một số lưu ý cần nắm rõ khi tiêm ngừa HPV
Khi tiêm phòng HPV để đạt hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn khi thực hiện cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Quan hệ rồi có tiêm HPV được không – Vắc-xin chỉ có tác dụng phòng một số bệnh lý nhất định do HPV gây ra. Chính vì vậy mà việc tiêm phòng HPV đôi khi sẽ không loại bỏ 100% khả năng mắc các bệnh xã hội. Do đó cách tốt nhất là nên quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ, chung thủy một vợ một chồng.
Trường hợp đã tiêm phòng vắc-xin thì vẫn nên làm các xét nghiệm PAP – Smear để tầm soát ung thư cổ tử cung mỗi năm/lần.
Một số lưu ý cần biết khi tiêm vắc-xin HPV để đảm bảo an toàn
Cần phải tiêm đủ số mũi vắc-xin theo đúng lịch trình của bác sĩ để vắc-xin phát huy được hiệu quả tốt nhất. Trong trường hợp bỏ ngang, chưa hoàn thành mũi cuối cùng, nếu quá 2 năm phải thực hiện tiêm phòng HPV lại từ mũi bắt đầu.
Trong trường hợp mang thai trong lúc tiêm vắc-xin cần phải thông báo với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để hoãn lịch tiêm phòng cho đến sau khi sinh xong, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Nếu sau khi tiêm xong gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, nổi mề đay thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được can thiệp điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng xấu có thể phát sinh.
Với những thông tin được Phòng khám đa khoa Lê Lợi chia sẻ trên đây hy vọng đã Giải đáp: Quan hệ rồi có tiêm HPV được không? Nếu có bất cứ vấn đề liên quan hoặc cần tư vấn sức khỏe hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 039.863.8725 hay nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.