Nội dung
Trĩ ngoại không chỉ là bệnh lý gặp phải ở người lớn mà ngay trẻ em cũng có thể mắc phải. Bệnh khiến các bé đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng nhận biết Hình ảnh trĩ ngoại ở trẻ em – Cách điều trị hiệu quả được chia sẻ qua bài viết dưới đây để có phát hiện và chữa trị kịp thời cho bé nếu gặp phải.
Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em – Nguyên nhân do đâu gây nên?
Trước khi tìm hiểu hình ảnh trĩ ngoại ở trẻ em cần nắm rõ một số thông tin chung về bệnh lý này. Bệnh trĩ ngoại ở trẻ nhỏ là sự gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn, dẫn đến sưng phồng các tĩnh mạch, hình thành búi trĩ.
Trẻ em bị mắc trĩ ngoại có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra như:
Táo bón, tiêu chảy kéo dài
Khi bị táo bón, trẻ phải ngồi lâu và rặn mạnh gây tổn thương tĩnh mạch ở hậu môn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh trĩ. Ngược lại với các bé bị tiêu chảy thì phải đi cầu liên tục, gây ra áp lực lên vùng chậu, khiến tĩnh mạch bị phình giãn.
Tình trạng này thường gặp phải khi bé không cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể. Nên bổ sung rau củ, trái cây tươi để bổ sung thêm chất xơ và vitamin cần thiết cho bé để ngăn ngừa táo bón nói riêng và bệnh trĩ nói chung.
Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Trẻ em ngồi bô quá lâu
Các cơ hậu môn và cấu trúc xương chậu ở trẻ nhỏ còn rất yếu. Do đó nếu trẻ ngồi bô quá lâu, khu vực hậu môn trực tràng cũng sẽ chịu áp lực lớn, làm sa giãn các tĩnh mạch trĩ, hình thành các búi trĩ ở hậu môn.
Bẩm sinh, di truyền
Nếu người thân trong gia đình từng bị mắc trĩ thì khả năng cao trẻ em cũng có nguy cơ bị trĩ. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp, trẻ em có nguy cơ mắc trĩ do mắc bệnh suy van tĩnh mạch bẩm sinh.
Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên đây thì trẻ em có nguy cơ mắc bệnh trĩ do một số nguyên nhân khác như: uống thiếu nước, viêm ruột, ít vận động,…
>> Xem thêm: Trĩ ngoại cấp độ 1 có tự khỏi không?
Hình ảnh trĩ ngoại ở trẻ em
Bệnh trĩ ngoại ở trẻ em tương tự với người lớn, cũng trải qua 4 giai đoạn bệnh lý với những triệu chứng cụ thể như:
Giai đoạn 1: Búi trĩ sa ra ngoài viền hậu môn, trẻ có cảm giác hơi cộm ở hậu môn.
Giai đoạn 2: Các tĩnh mạch phát triển thành búi trĩ dài ngoằn ngoèo ở hậu môn.
Giai đoạn 3: Hình ảnh trĩ ngoại ở trẻ em – Búi trĩ phát triển khá lớn làm tắc hậu môn. Khi đi đại tiện, búi trĩ cọ xát gây nhiều đau đớn, chảy máu ở trẻ.
Giai đoạn 4: Viêm nhiễm búi trĩ, làm ngứa ngáy, đau rát khó chịu.
Hình ảnh bệnh trĩ ngoại ở trẻ em cần lưu ý
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại ở trẻ em
Với những hình ảnh trĩ ngoại ở trẻ em được chia sẻ bên trên, các mẹ có thể nhận biết sớm các biểu hiện bệnh trĩ ở bé qua các dấu hiệu sau:
Đi đại tiện ra máu
Trẻ đi đại tiện ra máu dính trên phân hoặc thấm trên giấy vệ sinh. Trẻ đi đại tiện lâu, phải rặn mạnh, phân cứng, vón thành cục nhỏ. Bệnh ở giai đoạn càng nặng thì tình trạng ra máu càng nghiêm trọng hơn.
Đau rát khi đi đại tiện
Thường xuyên đau rát ở hậu môn khi đi đại tiện là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng. Búi trĩ được hình thành và cọ xát với phân nền gây ra hiện tượng đau rát, khó chịu, khiến bé quấy khóc, thậm chí sợ đi đại tiện.
Sa búi trĩ ở hậu môn
Sa búi trĩ là hình ảnh trĩ ngoại ở trẻ em khi mức độ bệnh trĩ tiến triển nặng. Thời gian đầu búi trĩ sẽ sa xuống khi trẻ cố rặn và thụt lại khi trẻ không rặn nữa. Lâu dần búi trĩ sẽ lớn lên và không thể tự thụt lại vào trong được nữa. Búi trĩ sa ra ngoài gây ngứa nóng, dịch hậu môn tràn ra, ngứa ngáy, khó chịu.
>> Xem thêm: Bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không?
Phương pháp điều trị bệnh trĩ ở trẻ em hiệu quả
Có nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh trĩ ở trẻ hiệu quả, an toàn. Ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh trĩ, hình ảnh trĩ ngoại ở trẻ em được liệt kê bên trên thì cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị bằng thuốc
Với trẻ mắc bệnh trĩ ngoại có thể sử dụng thuốc tây để điều trị. Việc sử dụng thuốc cần thực hiện theo đúng hướng dẫn về cách dùng, liều dùng để không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của trĩ ngoại và tình hình sức khỏe của bé mà các chuyên gia sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp:
Thuốc dạng bôi: Đây là loại thuốc được ưu tiên sử dụng cho trẻ nhỏ mắc bệnh trĩ do ít tác dụng phụ và có hiệu quả nhanh chóng. Thuốc có công dụng làm giảm triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy, làm mềm hậu môn và kích thích làm co búi trĩ.
Thuốc dạng viên đặt: Thuốc đặt vào hậu môn và nhanh chóng tan ra, thẩm thấu, giảm tình trạng sưng viêm, tăng độ bền cho thành mạch, loại bỏ búi trĩ hiệu quả.
Thuốc chống viêm không chứa Steroid: Đây là loại thuốc có công dụng giảm đau rát hiệu quả, có chứa thành phần Corticoid. Người bệnh cần tuân thủ liều dùng do bác sĩ chỉ định, không tự ý sử dụng cho trẻ để tránh tác dụng phụ.
Nếu sử dụng thuốc trong một thời gian dài mà vẫn không thấy tác dụng, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, tránh biến chứng phát sinh.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại ở trẻ em hiệu quả
Áp dụng biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị tại nhà
Tăng cường bổ sung chất xơ vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày như bổ sung rau xay nhuyễn, trái cây, ngũ cốc nghiền nhuyễn vào bữa ăn. Đồng thời chú ý bổ sung lượng nước cần thiết hàng ngày cho bé.
Cho trẻ tắm nước ấm mỗi ngày, dùng khăn ấm lau rửa vùng hậu môn để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ. Không tắm cho trẻ bằng xà phòng có chất tẩy rửa để tránh làm viêm nhiễm vùng kín nghiêm trọng.
Phòng khám Đa khoa Lê Lợi là địa chỉ điều trị trĩ ngoại cho trẻ nói riêng và các bệnh lý hậu môn – trực tràng nói chung uy tín, chất lượng tại Vinh. Với đội ngũ bác sĩ giỏi và nhiều kinh nghiệm, phương pháp điều trị tiên tiến, chi phí điều trị bệnh trĩ công khai minh bạch,… mang đến hiệu quả khám chữa bệnh an toàn, hiệu quả. Đây xứng đáng là địa chỉ đáng tin cậy để tham khảo và chọn lựa.
Hy vọng với bài viết Hình ảnh trĩ ngoại ở trẻ em – Cách điều trị hiệu quả đã cung cấp các thông tin hữu ích đến quý bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc liên quan cần giải đáp hoặc đặt hẹn thăm khám hãy liên hệ với chúng tôi qua Facebook, gọi đến Hotline: 039.863.8725 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ chi tiết.