Đau bụng kinh là dấu hiệu nhận biết phổ biến khi phái đẹp đến “ngày đèn đỏ”. Tuy nhiên nhiều chị em tới tháng đau bụng nhưng không có kinh không rõ nguyên nhân, gây ra nhiều hoang mang. lo lắng. Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc của vấn đề Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh chị em nên đọc để biết lý do, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tầm quan trọng của chu kỳ kinh đối với sức khỏe nữ giới

Trước khi giải đáp những nguyên nhân gây ra tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh cần nắm được vai trò của kinh nguyệt với sức khỏe sinh sản của phái đẹp. Chu kỳ kinh nguyệt là quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể, bắt đầu xuất hiện khi nữ giới bước vào giai đoạn dậy thì (khoảng 12 – 13 tuổi). 

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ xảy ra đều đặn 1 tháng/ lần. Biểu hiện rõ rệt nhất ở hiện tượng ra máu kinh ở vùng âm hộ trong thời gian hành kinh, kéo dài từ 3 – 7 ngày (tùy cơ địa của mỗi người).

Kinh ngyệt là dấu hiệu nhận biết tình hình sức khỏe sinh sản của nữ giới

Kinh ngyệt là dấu hiệu nhận biết tình hình sức khỏe sinh sản của nữ giới

Chu kỳ kinh nguyệt cũng được xem là dấu hiệu phản ánh tình hình sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, chị em sẽ có các biểu hiện như: ra máu kinh, đau vùng bụng dưới lâm râm, hơi bị mệt mỏi, đau nhức lưng,… Ngược lại, các rối loạn kinh nguyệt như mất kinh, chậm kinh, kinh nguyệt tới sớm,… được xem là triệu chứng bất thường cảnh báo sức khỏe sinh sản đang gặp vấn đề.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

>> Xem thêm: Thắc mắc: Tại sao 3 tháng không có kinh nguyệt?

[Giải đáp] Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh là bị gì?

Tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không xuất kinh nguyệt do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, cảnh báo sức khỏe và chức năng sinh sản của chị em đang có sự biến đổi. Cần phải xác định chính xác nguyên nhân phát sinh vấn đề để áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả. 

Hiện tượng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh do những lý do sau đây gây ra:

Dấu hiệu nhận biết mang thai

Đây là dấu hiệu điển hình mà nhiều người nghĩ đến nhất khi đến tháng mà không xuất hiện kinh nguyệt. Đau bụng khi mới mang thai được lý giải là do: vào những tuần đầu, trứng đã được thụ tinh thành công sẽ di chuyển đến tử cung để làm tổ và phát triển, do đó gây nên hiện tượng đau lâm râm, âm ỉ vùng bụng dưới. Tình trạng này khiến nhiều chị em dễ bị nhầm lẫn với việc tới tháng đau bụng nhưng không có kinh

Bên cạnh hiện tượng đau bụng âm ỉ thì trong giai đoạn đầu khi mang thai, mẹ bầu có nhiều triệu chứng bất thường xuất hiện ở cơ thể như ngực phát triển hơn và có cảm giác căng tức, khó chịu; Buồn nôn, nôn hoặc ốm nghén; Đi tiểu nhiều lần trong ngày; Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

Cần lưu ý, đau bụng trong những ngày đầu mang thai cũng có thể xuất hiện kèm máu báo thai. Chị em cần phân biệt rõ máu báo thai với máu kinh nguyệt, cụ thể như máu báo thai sẽ có màu nâu đậm hoặc hồng nhạt, ra rất ít, không bị vón cục, không có mùi hoặc hơi hôi nhẹ.

Rối loạn hormone nữ

Các chuyên gia cho biết, hai loại hormone Progesterone và Estrogen có tác động lớn đến buồng trứng và chi phối quá trình rụng trứng. Khi hormone nữ bị mất cân bằng sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, mất kinh tạm thời – tới tháng đau bụng nhưng không có kinh, bế kinh, rong kinh, cường kinh,… 

Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố/ hormone có thể là do lối sống thiếu lành mạnh, ăn uống không khoa học, stress kéo dài, suy giảm nội tiết tố do mãn kinh/ tiền mãn kinh hoặc lạm dụng thuốc tránh thai,…

Tắc kinh/ ứ huyết

Tắc kinh và ứ huyết là một dạng rối loạn kinh nguyệt thường xuyên gặp phải. Khi gặp phải tình trạng này chị em sẽ có hiện tượng tới tháng đau bụng như không có kinh (do máu kinh bị tắc nghẽn, không thoát ra được. Chị em cần lưu ý, khi bị tắc kinh cần điều trị càng sớm càng tốt, tình trạng tắc kinh kéo dài có thể dẫn đến vô kinh – ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh do nhiều nguyên nhân gây ra

Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh do nhiều nguyên nhân gây ra

Phá thai/ sảy thai nhiều lần

Thực hiện nạo phá thai hoặc sảy thai cũng là nguyên nhân không xuất hiện kinh nguyệt khi tới kỳ “đèn đỏ”. Khi mới sảy thai hoặc phá thai 1 lần thì triệu chứng đau bụng kinh nhưng không ra máu chỉ xuất hiện ở thời gian đầu. Tuy nhiên nếu nạo phá thai hoặc sảy thai nhiều lần thì tình hình sức khỏe sẽ có chuyển biến xấu, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

Cảnh báo các bệnh lý phụ khoa

Nguyên nhân khiến cho các chị em tới tháng đau bụng nhưng không có kinh có thể là do các bệnh lý phụ khoa phổ biến được liệt kê dưới đây: 

mũi tên màu tím Viêm vùng chậu: Bệnh viêm vùng chậu xuất hiện do nhiễm trùng ở một vị trí nào đó trong buồng trứng, tử cung và ống dẫn trứng, từ đó gây ra các cơn đau vùng bụng dưới nhưng không có máu kinh. Bệnh lý nếu không được điều trị hiệu quả có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, áp xe buồng trứng, vô sinh,…

mũi tên màu tím U xơ tử cung: Các khối u xơ khi lớn dần sẽ chèn ép lên tử cung và bàng quang, gây ra tình trạng đau âm ỉ ở vùng bụng dưới hoặc đau bụng dữ dội vào những ngày hành kinh, nhiều trường hợp khiến cho chị em tới tháng đau bụng nhưng không có kinh.

mũi tên màu tím Viêm kẽ bàng quang: Đây là các cơn đau vùng bụng dưới do viêm bàng quang gây ra. Khi mắc bệnh, ngoài hiện tượng không xuất hiện máu kinh khi tới tháng nhưng đau bụng dữ dội, chị em có thể bị rối loạn tiểu tiện như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần,…

mũi tên màu tím​​​​​​​ U nang buồng trứng: Đây là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Bệnh có thể gây cản trở quá trình rụng trứng, khiến chị em tới tháng đau bụng kinh nhưng không có kinh. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

>> Xem thêm: Trễ kinh nguyệt nên ăn gì để mau chóng có kinh

Cần phải làm gì nếu tới tháng đau bụng nhưng không có kinh?

hình trái tim Nếu gặp tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không xuất hiện kinh nguyệt mà chị em đã phát sinh quan hệ tình dục trước đó, lúc này khả năng cao có thể là mang thai. Nên dùng que thử thai sau 5 ngày trễ kinh để cho kết quả chính xác nhất. Nếu que thử xuất hiện 2 vạch cho biết đã đậu thai, chị em nên đến thăm khám thai ở các cơ sở sản phụ khoa uy tín để được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe thai kỳ.

Thăm khám sức khỏe khi xuất hiện tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh

Thăm khám sức khỏe khi xuất hiện tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh

hình trái tim​​​​​​​ Nếu đã loại bỏ được trường hợp mang thai thì tình trạng bất thường này có thể là do chế độ dinh dưỡng không khoa học, sinh hoạt không lành mạnh,… gây nên. Lúc này chị em nên thực hiện một số điều dưới đây:

  • Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mỗi ngày, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C có trong rau xanh, trái cây tươi để giúp kinh nguyệt ra nhanh hơn.
  • Luyện tập thể dục thể thao và nghỉ ngơi hợp lý, bởi vì vận động quá sức và căng thẳng, stress có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
  • Không sử dụng các chất kích thích có hại chẳng như rượu, bia, thuốc lá,…

hình trái tim​​​​​​​ Nếu tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không ra kinh nguyệt kéo dài kèm theo các biểu hiện bất thường khác thì có thể chị em đã mắc các bệnh phụ khoa, cần thăm khám kịp thời để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Hy vọng với bài viết Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh chị em nên đọc để biết lý do được Phòng khám Đa khoa Lê Lợi chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc biết thêm nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ qua Hotline: 039.863.8725 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ chi tiết.