Nội dung
Khi chu kỳ kinh nguyệt có những dấu hiệu bất thường bạn không nên chủ quan. Việc hiểu rõ về chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt nhất. Trong đó, chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết là vấn đề được nhiều người quan tâm thắc mắc. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Tìm hiểu cụ thể chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết
Chu kỳ kinh nguyệt là sự lặp lại của kinh nguyệt tính từ tháng này sang tháng kế tiếp. Thời gian của chu kỳ kinh được tính bắt đầu từ ngày đầu ra máu của tháng này cho đến ngày đầu ra máu của tháng kế tiếp.
Chu kỳ kinh nguyệt cung cấp một loại hóa chất quan trọng giữ cho cơ thể khỏe mạnh được gọi là hormone. Thời gian hành kinh cũng là bước chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình thụ tinh, mang thai mỗi tháng. Và chu kỳ kinh nguyệt được điều khiển bởi sự thay đổi hàm lượng hormone trong cơ thể.
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết? – kinh nguyệt mấy ngày là hết?
Trả lời cho thắc mắc chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết, các chuyên gia phụ khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi cho biết, chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người dài ngắn khác nhau, tuy nhiên nhìn chung thì một chu kỳ kinh nguyệt trung bình sẽ dài khoảng 28 ngày. Ở người lớn dao động khoảng 21 – 35 ngày. Ở thanh thiếu niên trẻ là khoảng 21 – 45 ngày và tất cả phụ nữ đều có kinh nguyệt, trừ những trường hợp mắc bệnh lý.
Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên thường diễn ra vào độ tuổi 12 – 17 tuổi, được gọi là hành kinh lần đầu. Đôi khi kinh nguyệt có thể diễn ra sớm hơn, từ lúc các bé gái mới khoảng 8 – 9 tuổi và đây vẫn được coi là bình thường. Chu kỳ này sẽ kéo dài định kỳ hàng tháng cho đến khi mãn kinh (khoảng từ 45 – 55 tuổi).
Tình trạng chu kỳ kinh kéo dài hơn 35 ngày, thậm chí vài tháng được gọi là kinh nguyệt thưa. Trái với kinh thưa là kinh mau với vòng kinh từ 21 ngày trở xuống. Hiện tượng kinh thưa tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con, vì ít rụng trứng nên tỷ lệ mang thai giảm. Nếu bạn có hiện tượng kinh nguyệt thưa cần đến bệnh viện để khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết, bao nhiêu máu là bình thường? – mấy ngày thì hết kinh?
Mặc dù trông như bạn mất rất nhiều máu, thực tế người phụ nữ trung bình chỉ mất 2 thìa máu trong cả chu kỳ kinh của mình. 4-6 thìa cũng được cho là bình thường. Nếu bạn phải thay đổi băng vệ sinh vào lúc nửa đêm hoặc có một cục máu đông quá lớn (kích thước bằng một quả bóng golf hoặc lớn hơn) thì là không bình thường. Cục máu đông nhỏ có thể xuất hiện vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt được cho là bình thường.
Có lượng kinh nguyệt nhiều vào ngày đầu tiên của bạn là bình thường, nhưng không thể nhiều đến nỗi bạn phải thay đổi băng vệ sinh mỗi một giờ hoặc mỗi hai giờ. Nếu bạn thấy mình phải thay đổi băng vệ sinh mỗi giờ trong 2-3 giờ liên tục, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.
Triệu chứng phổ biến khi hành kinh
Có khoảng 80% phụ nữ cho biết, họ bắt đầu có các triệu chứng trong vòng từ 1 đến 2 tuần trước khi hành kinh. Các triệu chứng thường gặp là:
– Chuột rút ở vùng bụng dưới.
– Đau lưng, đau khớp hoặc cơ bắp.
– Ngực sưng, đau.
– Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu.
– Khó ngủ.
– Những thay đổi về khẩu vị hoặc thèm ăn.
– Căng thẳng, dễ bị kích thích, thay đổi tâm trạng.
– Tiêu chảy.
Kinh nguyệt như thế nào được gọi là bình thường, bất thường?
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết – dấu hiệu kinh nguyệt bình thường
Kinh nguyệt là một tình trạng sức khỏe bình thường mà mọi phụ nữ đều phải trải qua do ảnh hưởng nội tiết tố. Một chu kỳ kinh nguyệt đều sẽ diễn ra như sau:
– Trong nửa đầu của chu kỳ, nồng độ hormone nữ estrogen bắt đầu gia tăng làm cho niêm mạc tử cung (dạ con) lớn và dày lên – đây là nơi nuôi dưỡng phôi thai nếu hiện tượng thụ tinh xuất hiện.
– Cùng với sự phát triển của lớp niêm mạc tử cung, một hay nhiều trứng bắt đầu trưởng thành và vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ 28 ngày, trứng rời khỏi buồng trứng, quá trình này được gọi là sự rụng trứng.
– Sau khi trứng rời khỏi buồng trứng sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng đến tử cung. Lúc này mức độ hormone tăng lên giúp nội mạc tử cung chuẩn bị cho quá trình mang thai nếu được thụ tinh với tinh trùng. Còn nếu trứng không được thụ tinh, mức độ hormone sẽ giảm và phần niêm mạc tử cung dày lên cũng sẽ bị đào thải cùng trứng ra ngoài vào ngày hành kinh.
Tuy vậy, nếu chị em có sử dụng một số biện pháp ngừa thai, chẳng hạn như thuốc tránh thai hay đặt vòng tránh thai cũng đều có thể làm ảnh hưởng đến ngày ‘đèn đỏ’. Khi gần mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ cũng có thể trở nên không đều đặn.
Dấu hiệu kinh nguyệt bất thường
Các triệu chứng phổ biến của bệnh rối loạn kinh nguyệt là:
Hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt: Tình trạng này xảy ra 1-2 tuần trước khi kỳ kinh bắt đầu. Một số phụ nữ trải qua một loạt các triệu chứng về thể chất và cảm xúc. Những người khác có thể trải qua một vài triệu chứng hoặc không có bất cứ triệu chứng nào. Tình trạng này có thể gây đầy hơi, cáu gắt, đau lưng, nhức đầu, đau ngực, nổi mụn, thèm ăn, mệt mỏi quá mức, phiền muộn, lo lắng, cảm giác căng thẳng, mất ngủ, táo bón, bệnh tiêu chảy, đau bụng nhẹ;
Rong kinh: Tình trạng này làm bạn chảy máu nhiều hơn bình thường. Chu kì kinh cũng có thể lâu hơn bình thường từ 5-7 ngày;
Vô kinh: Trong một số trường hợp, phụ nữ có thể không có kinh điều này được gọi là vô kinh. Vô kinh nguyên phát là khi bạn không có chu kì kinh đầu tiên ở năm bạn 16 tuổi. Tình trạng này có thể do một vấn đề về tuyến yên, một khiếm khuyết bẩm sinh của hệ thống sinh sản nữ hoặc dậy thì chậm. Vô kinh thứ phát xảy ra khi chu kì kinh vốn có bị gián đoạn từ sáu tháng trở lên.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn kinh nguyệt, bao gồm:
➤ Mang thai hoặc cho con bú. Trễ kinh có thể là một dấu hiệu mang thai. Sau khi mang thai, kinh nguyệt bị ngừng;
➤ Rối loạn ăn uống, giảm cân hoặc tập thể dục quá mức. Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chứng chán ăn, giảm cân và hoạt động thể chất quá mức có thể gây rối loạn kinh nguyệt;
➤ Hội chứng buồng trứng đa nang. Phụ nữ bị mắc chứng rối loạn hệ thống nội tiết này có tình trạng kinh nguyệt không đều và bạn có thể thấy được buồng trứng to chứa nhiều nang trứng khi siêu âm;
➤ Suy buồng trứng sớm. Suy buồng trứng sớm là chỉ tình trạng buồn trứng mất chức năng trước tuổi 40. Những phụ nữ mắc chứng suy buồng trứng sớm có thể có kinh nguyệt không đều hoặc không thường xuyên trong nhiều năm;
➤ Bệnh viêm vùng chậu. Tình trạng nhiễm trùng ở các cơ quan sinh sản gây chảy máu kinh nguyệt không đều;
➤ U xơ tử cung. U xơ tử cung là u lành không phải ung thư của tử cung, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt quá nhiều và kéo dài.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt ở đâu uy tín
Để sớm chấm dứt các lo lắng chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết, kinh nguyệt kéo dài hay kinh nguyệt không đều gây ra, chị em phụ nữ có thể liên hệ trực tiếp tại Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi – một phòng khám dẫn đầu về chất lượng chăm sóc sức khỏe phụ khoa trên địa bàn TP Vinh với nhiều ưu điểm như:
Quy tụ đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm điều trị bệnh phụ khoa lâu năm tại các bệnh viện lớn trong cả nước.
Trang thiết bị y tế hiện đại, phục vụ nhu cầu xét nghiệm và điều trị cho người bệnh, đem lại hiệu quả cao.
Cơ sở vật chất khang trang, phòng phẫu thuật vô trùng tuyệt đối, tránh các trường hợp viêm nhiễm sau điều trị.
Ngoài chất lượng khám và chữa trị bệnh hiệu quả, các mức chi phí khám và chữa trị bệnh luôn được niêm yết kê khai theo đúng quy định của sở y tế nên người bệnh hoàn toàn an tâm về chi phí và điều trị bệnh tại đây.
Nếu vẫn còn có thắc mắc gì về vấn đề chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì hết đừng ngần ngại hãy nhấp ngay vào khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi đến số Hotline: 039.863.8725 để được các chuyên gia hỗ trợ giải đáp tận tình, miễn phí.