Trẻ bị táo bón khi ăn dặm là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, tình trạng này diễn ra thường xuyên không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và khiến trẻ sợ hãi mỗi lần đi đại tiện. Hiểu được điều đó, bài viết sau đây chúng tôi xin chia sẻ cách cải thiện tình trạng bé bị táo bón khi ăn dặm.

   Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

  Bé bị táo bón khi ăn dặm do đâu?

  Ăn dặm là thời kỳ đầy thử thách đối với mẹ và bé. Trong khi các mẹ loay hoay tìm hiểu phương pháp ăn dặm tốt nhất cho con thì bé lại phải đối mặt với vô vàn phiền toái xảy ra trong suốt quá trình ăn dặm. Trong đó, điển hình nhất là tình trạng bé bị táo bón khi ăn dặm.

  Táo bón là một trong những dạng rối loạn tiêu hóa diễn ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Một đứa trẻ được chẩn đoán bị táo bón là khi chúng đại tiện phân cứng, khô và số lần đại tiện ít hơn bình thường.

  Nguyên nhân khiến bé bị táo bón khi ăn dặm được xác định là do:

  Dinh dưỡng không phù hợp

  Thông thường, chế độ ăn uống ở giai đoạn ăn dặm ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa của bé. Do đó, hiện tượng táo bón ở trẻ em ăn dặm có thể xảy ra nếu chế độ ăn không phù hợp, không đủ dưỡng chất, gây thừa hoặc thiếu một số chất quan trọng. Thông thường, những trẻ ăn quá nhiều chất béo, tinh bột và ít chất xơ thì rất dễ bị táo bón.

  Hệ tiêu hóa khó thích nghi

  Hầu hết, trước khi ăn dặm các bé đều bú mẹ hoàn toàn. Về bản chất, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dễ tiêu hóa nên hầu như trẻ không phải đối mặt với tình trạng táo bón.

  Do đó, khi bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa sẽ phải làm quen với nhiều thay đổi trong chế độ ăn. Mặt khác, đồ ăn dặm lại chứa nhiều chất và đặc hơn so với sữa mẹ nên hệ tiêu hóa gặp nhiều trở ngại khi tiêu hóa thức ăn. Thậm chí, một số trẻ đối mặt với tình trạng táo bón.

  Thiếu nước

  Nguyên nhân khiến bé bị táo bón khi ăn dặm có thể là do thiếu nước. Điều này được lý giải rằng, cơ thể khi không cung cấp đủ lượng nước cần thiết sẽ khiến phân bị khô, cứng và khó đẩy ra bên ngoài nên tích tụ lại bên trong đường ruột và gây ra táo bón.

  Bắt đầu ăn dặm quá sớm

  Thông thường, những trường hợp tập trẻ ăn dặm quá sớm khi mới 4 – 5 tháng tuổi rất dễ bị táo bón. Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ táo bón các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng đầu đời.

Nguyên nhân bé bị táo bón khi ăn dặm

  Nguyên nhân bé bị táo bón khi ăn dặm

   Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

  Các dấu hiệu nhận biết bé bị táo bón khi ăn dặm

  Để nhận biết tình trạng táo bón ở trẻ, các bậc phụ huynh có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

  ➤ Trẻ gặp nhiều khó khăn trong mỗi lần đi đại tiện, cáu gắt, khó chịu, quấy khóc.

  ➤ Trẻ có cảm giác đau rát khi đi đại tiểu. Đôi lúc hậu môn sẽ bị rách và gây chảy máu.

  ➤ Số lần đi tiêu thay đổi một cách đột ngột, trẻ sẽ đi ít hơn hoặc không đi đại tiện trong vài ngày đến khoảng một tuần.

  ➤ Trẻ ăn ít hơn, nhanh có cảm giác no, chán ăn, ăn uống không ngon.

  ➤ Phân cứng, vón cục và có kèm theo máu.

   Bụng đầy hơi, đau bụng hoặc xuất hiện những cơn co thắt.

   Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

  Bé bị táo bón khi ăn dặm có sao không?

  Các chuyên gia y tế cho biết, táo bón ở trẻ là vấn đề rất nguy hiểm. Nếu gặp phải tình trạng này, các bậc phụ huynh phải lưu tâm và sớm tìm kiếm phương pháp khắc phục hiệu quả. Vì nếu để lâu, tình trạng táo bón sẽ gây ra một số biến chứng như:

   Gây biếng ăn: Khi bị táo bón, phân tích tụ và gây ứ đọng đường tiêu hóa. Điều này sẽ làm cho trẻ cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, ăn không ngon miệng, chán ăn,…

   Trẻ dễ bị trĩ: Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ. Lúc này, phân ứ đọng lâu ngày sẽ gây cản trở quá trình tuần hoàn máu và co thắt mạch máu xung vùng ruột già sát hậu môn. Từ đó dễ hình thành bệnh trĩ.

   Suy giảm đề kháng: Những trường hợp ứ đọng phân trong trực tràng lâu ngày sẽ khiến các chất độc được hấp thụ ngược lại cơ thể. Tình trạng này diễn ra sẽ làm suy giảm sức đề kháng ở trẻ.

   Viêm ruột thừa: Biến chứng tiếp theo được nhắc đến khi trẻ bị táo bón đó là viêm ruột thừa. Do đó, các mẹ không nên để trẻ bị táo bón quá lâu vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

   Ung thư hậu môn – trực tràng: Phân là chất thải chứa nhiều độc tố, kết hợp với việc tổn thương hệ tĩnh mạch xung quanh hậu môn nên chất độc dễ dàng tích tụ tại trực tràng. Nếu không sớm khắc phục, trẻ rất dễ bị ung thư hậu môn – trực tràng.

       >>> Xem thêm: Địa chỉ điều trị bệnh trĩ an toàn chất lượng tại TP Vinh Nghệ An

   Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

  [Chia sẻ] cách cải thiện tình trạng bé bị táo bón khi ăn dặm

  Những tổn thương do táo bón gây ra là rất nguy hiểm. Do đó, để cải thiện tình trạng bé bị táo bón khi ăn dặm, các bậc phụ huynh hãy áp dụng những cách sau:

  Chú ý đến chế độ ăn uống là cách cải thiện tình trạng bé bị táo bón khi ăn dặm hiệu quả

  Chú ý đến chế độ ăn uống

  Đây là cách cải thiện tình trạng táo bón đầu tiên được nhắc đến. Do đó, các mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Đồng thời, giảm thực đơn giàu chất béo để ngăn chặn tình trạng táo bón.

  Một số thực phẩm nên cho bé sử dụng trong giai đoạn ăn dặm để hạn chế táo bón đó là: súp lơ, cải xanh, rau bina, kiwi, mận, xoài, lê, táo,…

  Cho trẻ uống nhiều nước

  Nước không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Nước chiếm tới 70% cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, cải thiện tình trạng táo bón khi trẻ ăn dặm.

  Chính vì lý do đó, mẹ nên tập cho bé thói quen uống nhiều nước, bổ sung lượng nước đủ và phù hợp với cơ thể. Tùy theo nhu cầu, các bậc phụ huynh có thể bổ sung nước cho bé ở dạng nước lọc, nước canh, nước hoa quả, nước ép, sinh tố,…

  Massage bụng

  Việc massage vùng bụng không chỉ giúp trẻ thư giãn mà còn cải thiện được chứng táo bón hiệu quả. Đầu tiên, mẹ dùng hai tay xoa tản từ giữa bụng đều ra hai bên mép bụng theo chiều từ ngực xuống. Tiếp theo đó, dùng một ngón tay nhẹ nhàng vòng quanh và bung toàn bộ lòng bàn tay ấn nhẹ xuống. Thông qua hoạt động này sẽ giúp cho hơi ấm từ tay mẹ tạo cảm giác dễ chịu cho bé và kích thích ruột hoạt động tốt.

  Tăng cường vận động

  Cách cải thiện táo bón ở trẻ tiếp theo được nhắc đến đó là tăng cương vận động. Để đảm bảo an toàn, cha mẹ nên hướng dẫn và cùng con tham gia các trò vận động nhẹ nhàng. Sau một thời gian, việc vận động sẽ thúc đẩy đường ruột hoạt động tốt hơn và hỗ trợ cải thiện chứng táo bón hiệu quả.

  Cho trẻ sử dụng men vi sinh

  Trong men vi sinh chứa rất nhiều lợi khuẩn. Những lợi khuẩn này không chỉ hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ mà còn kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Do đó, nếu con của bạn bị táo bón, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để lựa chọn ra loại men vi sinh phù hợp với thể trạng của trẻ.

  Có một vấn đề mà các bậc phụ huynh phải lưu ý đó là nên lựa chọn men vi sinh có nguồn gốc, xuất xứ an toàn. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các sản phẩm kém chất lượng vì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển sau này.

  Thông qua bài viết trên, các y – bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh cách cải thiện tình trạng bé bị táo bón khi ăn dặm hiệu quả. Nếu cần được hỗ trợ thêm, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi qua bảng >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi vào Hotline: 039.863.8725 để biết thêm thông tin chi tiết.