Nội dung
Nữ giới sinh mổ lần 4 có sao không? Trên thực tế, việc sinh mổ nhiều lần luôn tiềm ẩn một số rủi ro vì phẫu thuật lần sau thường phức tạp hơn lần trước. Do đó, nếu phải sinh mổ thêm lần nữa nữ giới hãy tham khảo những lưu ý khi đẻ mổ lần 4 dưới đây để quá trình sinh nở diễn ra an toàn.
Đẻ mổ lần 4 và những biến chứng cần biết
Hầu hết, những trường hợp mổ lấy thai dù lần đầu hay lần sau cũng đã tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là những thai phụ đẻ mổ lần 4. Sau đây là một số biến chứng thường gặp khi đẻ mổ lần 4:
Dễ bị nhiễm trùng
Nếu sản phụ sau khi đẻ mổ lần 4 nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ khiến phần vết mổ ở thành bụng có khả năng bị nhiễm trùng. Biến chứng nhiễm trùng sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nứt vỡ tử cung
Những trường hợp sinh mổ nhiều lần trước đó, phần tử cung thường xuất hiện những vết sẹo lớn. Chính vậy, nếu thai phụ đẻ mổ lần 4, các vết sẹo sẽ bị nứt và gây vỡ tử cung làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng thai phụ và sức khỏe thai nhi.
Phục hồi chậm
Biến chứng tiếp theo mà thai phụ có thể gặp phải đó là khả năng phục hồi chậm. Nguyên nhân là do sản phụ đẻ mổ 4 lần và phải sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh nên sức khỏe có phần giảm sút. Cơ thể có khả năng phục hồi kém, sức đề kháng suy giảm và phải chịu nhiều đau đớn.
Tổn thương bàng quang
Trong quá trình đẻ mổ, việc thực hiện thủ thuật vô tình chạm vào bàng quang khiến cơ quan này chịu tổn thương nghiêm trọng. Từ đó, dễ gây nên tình trạng bí tiểu sau sinh mổ.
Đẻ mổ lần 4 và các biến chứng nguy hiểm
Xuất hiện điểm bất thường ở nhau thai
Do phải đẻ mổ lần 4 nên các mẹ bầu có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm ở nhau thai như: Nhau bong non, nhau tiền đạo hoặc nguy hiểm hơn là hiện tượng nhau cài răng lược. Các biến chứng này được đánh giá là có mức độ nguy hiểm khá cao, thậm chí có khả năng sản phụ phải cắt bỏ tử cung hoặc bị băng huyết kéo dài.
Dính ruột
Sản phụ đẻ mổ 4 lần sẽ dễ gặp phải biến chứng dính ruột vào các đoạn ruột khác, bàng quang và thành bụng. Không chỉ riêng sản phụ bị ảnh hưởng mà thai nhi cũng sẽ có nguy cơ đối mặt với tình trạng viêm phổi, bị ngạt do biến chứng dính ruột gây nên.
Gây thuyên tắc phổi
Đây là hiện tượng xảy ra do cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch vùng chậu, chi dưới đi theo tuần hoàn sau đó mắc kẹt tại mạch máu ở phổi. Tình trạng thuyên tắc phổi thường gây khó thở, tim đập nhanh, đau tức vùng ngực hoặc gia tăng nguy cơ tử cung khá cao.
Những lưu ý khi đẻ mổ lần 4
Như đã chia sẻ, đẻ mổ lần 4 thường tồn tại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để lần vượt cạn thứ 4 diễn ra thành công và đảm bảo an toàn, thai phụ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nên thăm khám thai đầy đủ
Thai phụ cần tuân thủ lịch khám thai theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thông báo những thông tin về các lần sinh trước đó và những vấn đề về sức khỏe gặp phải.
Cần chủ động theo dõi sức khỏe bản thân để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Nếu có các dấu hiệu bất thường như đau vết mổ, xuất huyết cần thăm khám ngay.
Nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động nhiều
Trước khi đẻ mổ lần 4, thai phụ cần phải được chăm sóc đúng cách và nghỉ ngơi thường xuyên trong suốt quá trình mang thai. Đồng thời, thai phụ tuyệt đối không được làm việc nặng hay hoạt động mạnh để hạn chế gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Cần chuẩn bị giấy tờ đầy đủ
Lưu ý tiếp theo khi đẻ mổ lần 4 đó là cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ. Cụ thể, thai phụ nên chuẩn bị các loại giấy khám thai, giấy xét nghiệm trong giai đoạn mang thai, thông tin về biến chứng sau sinh những lần trước,…. Đây là bước trao đổi thông tin cực kỳ quan trọng để bác sĩ đưa ra lời khuyên hữu ích khi sinh mổ lần 4 và thực hiện nghiệp vụ chính xác, tránh gây biến chứng.
Theo dõi cơ thể
Theo kinh nghiệm đẻ mổ lần 4 của nhiều chuyên gia, sản phụ phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của bản thân. Nếu cơ thể gặp phải các biểu hiện bất thường cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ. Lời khuyên tốt nhất dành cho các sản phụ là hãy sử dụng những gói dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói để bảo vệ toàn diện cho cả 2.
Những lưu ý khi đẻ mổ lần 4
Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
Một trong những vấn đề cần lưu ý khi đẻ mổ lần 4 đó là nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, suy nghĩ tích cực và lạc quan. Tuyệt đối không được để tâm trnajg căng thẳng, bất an làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nhập viện trước 3 – 4 ngày
Để quá trình đẻ mổ lần 4 diễn ra thành công, thai phụ nên tiến hành nhập viện sớm trước ngày dự sink khoản 3 – 4 ngày để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và con. Ngoài ra, nếu gặp phải những vấn đề khó chịu ở vết mổ trước đó hay đau bụng, ra máu bất thường nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý kịp thời.
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín
Việc lựa chọn cơ sở y tế cũng là một trong những vấn đề cần lưu ý khi thai phụ có dự định đẻ mổ lần 4. Do đó, nữ giới nên lựa chọn địa chỉ y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, hệ thống phòng chức năng khang trang, hiện đại, trang thiết bị tân tiến cùng dịch vụ y tế khoa học.
>>> Xem thêm: Hiện tượng rỉ ối tuần 32 thai phụ nên nắm rõ
Hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh
Quá trình phục hồi đẻ mổ lần 4 sẽ lâu và khó khăn hơn so với những lần trước đó. Vậy nên, để cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân, sau sinh mổ thai phụ cần thực hiện các cách chăm sóc sau:
Chăm sóc vết mổ đúng cách
Trong tuần đầu tiên sau khi sinh mổ, vết mổ vẫn chưa khô nên cần chăm sóc, vệ sinh và dùng thuốc hợp lý để tránh các biến chứng nhiễm trùng có thể xảy ra.
Trong thời gian chăm sóc vết mổ, lưu ý không để nước thấm ướt vết mổ. Mặt khác, thời gian này nên lau người bằng nước ấm, hoặc tắm nhanh chóng, tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm.
Chế độ dinh dưỡng
Trong vòng 6 giờ sau mổ, mẹ sẽ không được ăn bất kỳ các loại thức ăn thô, cứng nào. Thay vào đó, chỉ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng. Từ ngày thứ hai trở đi, các mẹ có thể ăn uống như bình thường. Đồng thời, nên tăng cường thức ăn giàu đạm,sắt, canxi và uống nhiều nước để có nhiều sữa.
Những trường hợp có cơ địa sẹo lồi cần tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và làm đầy vết thương như: Thịt bò, thịt gà, hải sản, rau muống,…
Vận động – nghỉ ngơi hợp lý
Ngay sau khi ống thông tiểu được lấy ra, sản phụ có thể tập đi bộ trở lại. Trước đó, vẫn có thể cử động tay, chân một cách nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy. Việc vận động sẽ giúp các chức năng của cơ thể hồi phục nhanh hơn cũng như giảm nguy cơ dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch,… Ngoài ra, việc tập thể dục nhẹ nhàng sẽ thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau sinh.
Bài viết trên đây đã chia sẻ những lưu ý khi đẻ mổ lần 4. Nếu còn vấn đề thắc mắc cần được giải đáp, thai phụ hãy nhanh chóng liên hệ đến Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi qua Hotline: 039.863.8725 hoặc trao đổi qua bảng >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ nhanh chóng!