Bệnh trĩ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Do đó cần phải xác định chính xác nguyên nhân, biểu hiện bệnh lý để có thể biết cách nhận biết chính xác cũng như áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả, bảo vệ an toàn cho sức khỏe mẹ bầu. Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết Trĩ ở phụ nữ mang thai? Vì sao mẹ bầu hay bị trĩ.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Vì sao bà bầu hay bị bệnh trĩ trong thai kỳ?

Bệnh trĩ là tình trạng các mô hậu môn bị sưng phồng do sự co giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch. Các chuyên gia cho biết đây là bệnh lý thường gặp phải trong thai kỳ, đặc biệt là ở ba tháng cuối. Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai sẽ cao hơn do với trường hợp trĩ thường, đặc biệt có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến cả thai nhi.

Mẹ bầu hay bị trĩ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, cụ thể như:

Kích thước tử cung gia tăng

Thai kỳ càng lớn thì kích thước thai cũng to hơn, kích thước tử cung do đó cũng tăng lên qua từng giai đoạn thai kỳ để tạo không gian cho thai nhi phát triển. Điều này sẽ gây áp lực lớn lên vùng xương chậu, các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng chịu lực đáng kể, gây sưng đau và dần hình thành bệnh trĩ.

Thay đổi lượng hormone trong cơ thể

Nồng độ hormone Progesterone sẽ tăng cao ở nữ giới khi mang thai. Loại hormone này sẽ có tác động trực tiếp đến nhu động ruột, gây táo bón, làm giãn tĩnh mạch,… từ đó hình thành trĩ ở phụ nữ mang thai.

Trĩ ở phụ nữ mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra

Trĩ ở phụ nữ mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra

Táo bón kéo dài khi mang thai

Táo bón được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây trĩ ở thai phụ và thúc đẩy bệnh trĩ tiến triển ngày một nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân gây táo bón có thể là do ăn uống thiếu chất xơ, thai phát triển lớn nên chèn ép lên các cơ quan vùng tiểu khung như đại trực tràng, gây táo bón.

Hạn chế vận động

Mẹ bầu đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc trĩ ở phụ nữ mang thai. Với những trường hợp mẹ bầu mang thai lần đầu, khi sinh phải dùng lực mạnh để đưa thai nhi ra ngoài có thể làm cho bệnh trĩ ở lần mang thai tiếp theo nặng hơn do các cơ chưa kịp thời hồi phục.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

>> Xem thêm: Bệnh trĩ sinh thường được không?

Những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh trĩ ở thai phụ giúp việc điều trị bệnh dễ dàng hơn, dứt điểm bệnh lý hiệu quả hơn và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm phát sinh.

Các chuyên gia khuyến cáo nên thăm khám ngay nếu phát hiện các triệu chứng bệnh trĩ bất thường như sau:

Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

mũi tên màu vàng Đau rát, khó chịu ở hậu môn: Đây là triệu chứng trĩ ở phụ nữ mang thai thường gặp. Búi trĩ xuất hiện sẽ gây chảy dịch nhầy ở hậu môn kèm mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, đau rát ở hậu môn do sa búi trĩ và gây nhiều khó khăn khi ngồi.

mũi tên màu vàng Đại tiện ra máu: Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai là đại tiện ra máu tươi, chảy nhỏ giọt ở bệnh lý nhẹ hoặc bắn thành tia ở trường hợp nặng, máu dính lẫn vào phân khi đi đại tiện hoặc thấm vào giấy vệ sinh.

mũi tên màu vàng Sa búi trĩ: Sa búi trĩ phát triển qua 4 cấp độ:

  • Cấp 1: Búi trĩ nằm sâu bên trong hậu môn và chưa sa ra ngoài khi mẹ bầu đi đại tiện.
  • Cấp 2: Sa búi trĩ khi đi đại tiện nhưng có thể tự co lại được.
  • Cấp 3: Búi trĩ sa ra ngoài nhưng không thể tự co lên được, phải dùng tay đẩy búi trĩ ngược vào trong.
  • Cấp 4: Búi trĩ sa ra ngoài hoàn toàn và không thể đẩy vào trong kể cả dùng tay.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

>> Xem thêm: Bệnh trĩ có lây và di truyền không?

Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai như thế nào hiệu quả?

Việc điều trị bệnh trĩ ở thai phụ cần phải đặc biệt thận trọng để tránh ảnh hưởng đến mẹ bầu và cả thai nhi. Với trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên dùng thuốc uống và đặt hậu môn là chính, không nên can thiệp bằng các phương pháp ngoại khoa. Các biện pháp ngoại khoa nên được thực hiện sau khi sinh xong để đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, nếu trĩ ở phụ nữ mang thai quá nghiêm trọng, búi trĩ sưng to cản trở việc đại tiện thì mẹ bầu có thể được can thiệp điều trị bằng thủ thuật ngoại khoa. Tùy theo từng trường hợp sẽ ứng dụng phương pháp phù hợp.

Thăm khám kịp thời và điều trị hiệu quả khi bị trĩ trong thai kỳ

Thăm khám kịp thời và điều trị hiệu quả khi bị trĩ trong thai kỳ

mũi tên màu hồng Phòng khám Đa khoa Lê Lợi là một trong những địa chỉ thăm khám, điều trị bệnh trĩ chất lượng, uy tín tại Vinh – Nghệ An. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm, tâm huyết trong việc khám chữa bệnh, tất cả vì sức khỏe của bệnh nhân;  Ứng dụng các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện đại với các trang thiết bị, máy móc được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, tối ưu hóa hiệu quả chữa bệnh; Chi phí khám chữa bệnh hợp lý, công khai rõ ràng với bệnh nhân trước khi điều trị.

Đặc biệt ngoài việc xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả, các chuyên gia còn tư vấn cách chăm sóc sức khỏe sau điều trị để ngăn ngừa bệnh tái phát. Do đó, bệnh nhân có thể hoàn toàn an tâm và tin tưởng khi thăm khám tại đây.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc Trĩ ở phụ nữ mang thai? Vì sao mẹ bầu hay bị trĩ. Mọi thông tin liên quan khác cần tư vấn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Fanpage, gọi Hotline: 039.863.8725 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.