Nội dung
Thai ngừng phát triển là tình trạng tim thai ngừng hoạt động, thai nhi ngừng hấp thụ dưỡng chất từ mẹ. Tình trạng này sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu. Cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết Thai ngừng phát triển sau bao lâu thì ra máu? Những điều mẹ nên biết được chia sẻ ngay dưới đây.
Thai ngừng phát triển nguyên nhân là do đâu?
Thai ngừng phát triển là một dạng sảy thai sớm, bé ngừng hấp thụ các dưỡng chất từ thai phụ. Sau một thời gian khi thai ngưng phát triển, thai phụ sẽ có các triệu chứng thai lưu, thai nhi được đẩy ra ngoài tử cung, quá trình thai nghén chấm dứt.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ là thời gian thai nhi rất yếu và dễ bị sảy thai. Do đó nên thai phụ và người thân trong gia đình nên đặc biệt cẩn trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho bà bầu.
Ngoài ra thai ngừng phát triển có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra, cụ thể như:
Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố sẽ đóng vai trò quan trọng để giúp thai nhi bám vào tử cung, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Do đó nếu bị thừa hoặc thiếu hụt nội tiết tố sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi ngừng phát triển, sảy thai.
Nhiễm sắc thể bất thường: Việc thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể sẽ làm cho phôi thai không được phát triển như bình thường, dị tật bẩm sinh hoặc ngừng phát triển.
Thai ngừng phát triển do nhiều nguyên nhân gây ra
Sức khỏe thai phụ không đảm bảo: Thai phụ có sức khỏe yếu hoặc mắc một số bệnh nền như rối loạn đông máu, tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch,… sẽ là tăng nguy cơ thai ngừng phát triển.
Dây rốn bất thường: Dây rốn đảm nhiệm chức năng vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng từ mẹ sang bé. Nếu gặp phải các vấn đề bất thường như sa dây rốn, dây rốn quấn quanh cổ thai nhi,… sẽ có tác động trực tiếp đến thai như, làm cho thai nhi ngừng hô hấp.
Nước ối bất thường: Nước ối giúp bảo vệ thai nhi không bị viêm nhiễm trùng, hỗ trợ phát triển hệ thống phổ, tiêu hóa và cơ xương của trẻ. Nếu nước ối quá nhiều hoặc quá ít cũng có thể làm thai ngừng phát triển, thai chết lưu.
Nhau thai bất thường: Theo nghiên cứu cho thấy nếu mẹ bầu mắc các vấn đề như nhau thai bong non, thai ngoài tử cung thì khả năng sảy thai là rất cao.
[Giải đáp thắc mắc] Thai ngừng phát triển sau bao lâu thì ra máu?
Đối với vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết thai ngừng phát triển sau khoảng 2 tuần thì tử cung sẽ co bóp và đẩy thai nhi ra khỏi cơ thể, kèm theo hiện tượng chảy máu âm đạo. Lượng máu chảy ra nhiều hay ít, tùy thuộc vào cơ địa của mẹ bầu và thai nhi.
Máu thai lưu có thể tiết ra nhiều vào những ngày đầu tiên, sau đó giảm dần và hết hẳn. Hiện tượng ra máu thường chỉ kéo dài từ 5 – 7 ngày, có nhiều trường hợp kéo dài trên 10 ngày. Có nhiều trường hợp xuất hiện các cục thịt dư trong máu thì đây chính là một phần phôi thai được đưa ra ngoài.
Khi thấy tình trạng ra máu âm đạo bất thường và kéo dài cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để có phương pháp phù hợp đưa thai ngừng phát triển ra ngoài càng sớm càng tốt, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể gây viêm nhiễm cổ cung và tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
Thai ngừng phát triển sau 2 tuần sẽ ra máu
Bên cạnh triệu chứng ra máu âm đạo, thai ngừng phát triển còn có thể dễ dàng nhận biết qua các biểu hiện sau đây:
Không cảm nhận được sự phát triển của thai nhi hoặc thời gian chuyển động trong 3 giờ ít hơn 10 lần.
Đau âm ỉ vùng bụng dưới, sau đó cơn đau tăng dần, co thắt dữ dội và lan rộng đến tận vùng sau lưng.
Thai ngừng phát triển sẽ làm thai phụ mất đi các triệu chứng thai nghén như buồn nôn, ngực căng tức, ngực mềm và có triệu chứng tiết ra sữa non.
Nước ối bị vỡ ra khi chưa đến thời điểm phù hợp và chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
Xuất huyết có màu đen hoặc nâu là dấu hiệu cảnh báo rằng thai nhi đã không còn tồn tại.
>> Xem thêm: Bị sảy thai có cần hút không?
Phòng ngừa thai ngừng phát triển cần lưu ý điều gì?
Mẹ bầu cần chủ động điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt của bản thân một cách khoa học để có thể phòng ngừa và hạn chế tối đa tình trạng thai ngừng phát triển, cụ thể như sau:
Nghỉ ngơi và vận động hợp lý, tránh vận động mạnh và làm việc nặng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bổ sung và cân bằng hàm lượng dưỡng chất cần thiết. Đồng thời tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm không tốt cho thai nhi như đồ ăn cay nóng, đồ tái sống và các loại thực phẩm gây kích thích co bóp tử cung.
Thăm khám thai định kỳ để kiểm tra sức khỏe của thai nhi
Không sử dụng các chất kích thích trong thai kỳ nhu bia, rượu và đặc biệt là thuốc lá. Đây là những chất khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ, làm cho thai ngừng phát triển hoặc dị tật bẩm sinh.
Thăm khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để có thể theo dõi bệnh lý, phát hiện vấn đề bất thường sớm và có cách điều trị hiệu quả.
Thông qua bài viết Thai ngừng phát triển sau bao lâu thì ra máu? Những điều mẹ nên biết được Phòng khám Đa khoa Lê Lợi chia sẻ trên đây hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích đến quý bạn đọc. Mọi thắc mắc liên quan cần giải đáp hoặc tư vấn sức khỏe hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Fanpage, Facebook, gọi đến Hotline: 039.863.8725, Zalo: 037 326 4134 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ chi tiết.