Nội mạc tử cung dày có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và quá trình phát triển của thai nhi. Ngoài ra đây còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết Nội mạc tử cung dày có nên nạo không? – Đa Khoa Lê Lợi được chia sẻ ngay dưới đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nội mạc tử cung là gì?

Trước khi giải đáp nội mạc tử cung dày có nên nạo không cần nắm rõ một số thông tin chung về nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung hay còn được gọi là niêm mạc tử cung – đây là một lớp tế bào được lót bên trong bề mặt của tử cung. Lớp niêm mạc này là nơi để thai nhi có thể làm tổ và lấy chất dinh dưỡng để phát triển. Độ dày của lớp niêm mạc tử cung sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Nội mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong bộ phận sinh sản

Nội mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong bộ phận sinh sản

Khi bắt đầu chu kỳ kinh lớp nội mạc tử cung sẽ dày lên bên trong tử cung. Thời điểm mà niêm mạc tử cung đạt độ dày cực đại là trước khi trứng rụng. Sau đó, lớp niêm mạc có thể dày thêm một chút, các chất dinh dưỡng và các mạch máu sẽ được đẩy về nội mạc tử cung nhiều hơn để chuẩn bị tốt cho quá trình thụ thai.

Trường hợp trứng thụ tinh thành công, hợp tử sẽ theo ống dẫn trứng đi vào tử cung và làm tổ. Ngược lại nếu trứng không được thụ tinh, lớp nội mạc tử cung sẽ tự bong ra và được đẩy ra ngoài cơ thể tạo thành hiện tượng kinh nguyệt ở nữ giới. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

>> Xem thêm: Viêm nội mạc tử cung là gì?

Nội mạc tử cung dày bao nhiêu là bất thường?

Độ dày của lớp niêm mạc tử cung sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh. Lớp niêm mạc tử cung bình thường sẽ có độ dày lớn nhất khoảng từ 12 – 16mm. Nếu vượt quá 20mm thì được xem là nội mạc tử cung dày.

Thông thường độ dày của niêm mạc tử cung sẽ được đánh giá qua siêu âm hoặc chụp MRI. Tuy nhiên, nếu cơ thể chị em xuất hiện các triệu chứng bất thường sau đây thì cũng nên thăm khám để chẩn đoán bệnh lý sớm nhất:

Nội mạc tử cung dày do thừa hormone Estrogen

Nội mạc tử cung dày do thừa hormone Estrogen

mũi tên màu đỏ Máu chảy nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt.

mũi tên màu đỏ Thời gian hành kinh kéo dài bất thường.

mũi tên màu đỏ Chu kỳ kinh nguyệt thường ngắn hơn 21 ngày.

mũi tên màu đỏ​​​​​​​ Chảy máu bất thường sau mãn kinh.

Hiện tượng niêm mạc tử cung dày là do sự dư thừa hormone sinh dục nữ Estrogen. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác sẽ có ảnh hưởng đến sự dày lên bất thường của niêm mạc tử cung: người thừa cân, béo phì; người mắc hội chứng đa nang buồng trứng; thiếu hụt Progesterone; người ít vận động; phụ nữ đã từng nạo phá thai hoặc đã qua phẫu thuật tử cung,…

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nội mạc tử cung dày có ảnh hưởng như thế nào?

Độ dày niêm mạc tử cung phù hợp sẽ là điều kiện lý tưởng để thụ thai và thai nhi phát triển. Do đó, nếu lớp nội mạc tử cung dày sẽ có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, ngoài ra còn kèm theo các bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn như:

Ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

Nếu hàm lượng hormone sinh dục nữ Estrogen tiết ra quá cao sẽ kích thích niêm mạc tử cung phát triển và trở nên dày hơn. Nếu nội mạc tử cung dày trên 20mm sẽ gây cản trở đến quá trình làm tổ và phát triển của thai nhi. 

Gây ra các bệnh lý nội tiết

Các bệnh lý nội tiết như rối loạn phóng noãn, đa nang buồng trứng, vô kinh,… sẽ xuất hiện nếu lượng Estrogen bị đẩy lên quá cao, làm lớp nội mạc tử cung dày bất thường. Các bệnh lý này nếu không được điều trị hiệu quả có thể gây tăng sản niêm mạc tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, đời sống tình dục của nữ giới.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

>> Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm nội mạc tử cung

Nội mạc tử cung dày có nên nạo không?

Nạo nội mạc tử cung hay còn được gọi là sinh thiết nội mạc tử cung là thủ thuật xâm lấn bằng cách sử dụng dụng cụ sinh thiết để lấy ra một mẫu nhỏ niêm mạc tử cung. Các chuyên gia khuyến cáo nội mạc tử cung dày nên nạo/ làm sinh thiết nội mạc tử cung để giúp chẩn đoán các vấn đề sau:

Phương pháp nạo sinh thiết nội mạc tử cung

Phương pháp nạo sinh thiết nội mạc tử cung

dấu check xanh láPhát hiện được tế bào ung thư tử cung (nếu có).

dấu check xanh lá​​​​​​​Nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường.

dấu check xanh lá​​​​​​​Chẩn đoán lớp nội mạc tử cung có phù hợp để mang thai hay không.

dấu check xanh lá​​​​​​​Phát hiện sự tăng sản quá mức của niêm mạc tử cung.

Quá trình nạo sinh thiết nội mạc tử cung khá đơn giản, thường chỉ kéo dài từ 5 – 15 phút với quy trình thực hiện cụ thể như sau:

dấu chấm xanh lá Cởi bỏ đồ bên dưới thắt lưng và quấn một lớp vải ở quanh eo.

dấu chấm xanh lá​​​​​​​ Nằm trên bàn khám, nâng cao chân và đặt chân lên bàn đạp để giữ chân lại. 

dấu chấm xanh lá​​​​​​​ Tiến hành gây tê tử cung cục bộ bằng thuốc xịt hoặc thuốc tiêm.

dấu chấm xanh lá​​​​​​​ Sử dụng dụng cụ sinh thiết là một ống mảnh và mềm để đưa xuyên qua cổ tử cung vào trong buồng tử cung hút lấy mẫu mô niêm mạc tử cung ra ngoài.

dấu chấm xanh lá​​​​​​​ Sau khi hoàn tất thủ thuật, bác sĩ sẽ vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ cho nữ giới.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Lưu ý sau khi thực hiện nạo sinh thiết nội mạc tử cung

Nạo sinh thiết nên được thực hiện tại các cơ sở uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn. Sau khi thực hiện cần lưu ý một số điều sau đây:

dấu check xanh lá​​​​​​​Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, không nên thụt rửa âm đạo.

dấu check xanh lá​​​​​​​Sau khi nạo sinh thiết có thể xuất hiện một số hiện tượng bất thường như đau rát, khó chịu, chảy máu âm đạo trong vòng 1 tuần,… 

dấu check xanh lá​​​​​​​Tránh vận động quá mạnh hoặc mang vác vật nặng.

dấu check xanh lá​​​​​​​Nếu có các triệu chứng bất thường như tiết dịch âm đạo có mùi hôi, đau bụng dưới dữ dội, sốt hoặc lạnh run người thì nên nhanh chóng thăm khám và can thiệp hiệu quả.

Hy vọng với bài viết Nội mạc tử cung dày có nên nạo không? – Đa Khoa Lê Lợi chia sẻ trên đây đã cung cấp các thông tin cần thiết đến quý đọc giả. Mọi thắc mắc liên quan cần giải đáp vui lòng liên hệ qua Hotline: 039.863.8725 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ chi tiết.