Nội dung
Đường tiết niệu bao gồm nhiều cơ quan khác nhau và khá nhạy cảm nên rất dễ bị viêm nhiễm gây ra các bệnh lý nhiễm trùng – nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị từ sớm. Tuy nhiên nếu chữa trị trễ sẽ khiến cho bệnh lý nghiêm trọng hơn, dễ phát sinh nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bài viết được chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp một số các thông tin cần biết về Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào? cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì?
Đường tiết niệu đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết nước tiểu của cơ thể. Tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu là hiện tượng nhiễm đa trùng các phần của đường tiết niệu, vi khuẩn tồn tại trong nước tiểu người bệnh hoặc xuất hiện các triệu chứng thể hiện sự xâm nhập của vi khuẩn ở một hoặc nhiều bộ phận của đường tiết niệu như thận, niệu quản, niệu đạo, bàng quang.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến hiện nay
Tác nhân chính gây ra bệnh là vi khuẩn, virus, nấm men,… Cụ thể vi khuẩn E.Coli gây nhiễm khuẩn ở bàng quang hay Chlamydia và Mycoplasma gây nhiễm khuẩn ở niệu đạo. Theo số liệu cho thấy, phụ nữ có khả năng mắc bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu cao hơn so với nam giới. Nguyên nhân chính là do cấu tạo đặc biệt của cơ thể nên vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo rồi nhanh chóng lan ra các bộ phận khác gây ra bệnh lý.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn ngày càng trở nên phổ biến hơn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau tác động và gây nên bệnh lý, cụ thể như:
Đời sống tình dục không lành mạnh: Phụ nữ lạm dụng quan hệ tình dục thường xuyên dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu hơn. Bên cạnh đó việc quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ với nhiều bạn tình không chỉ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu mà còn có thể mắc phải nhiều bệnh lý liên quan khác.
Thai phụ sau sinh: Với các chị em sinh con bằng phương pháp đẻ mổ sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu cao hơn phụ nữ sinh thường.
Phụ nữ thời kỳ mãn kinh: Ở thời kỳ mãn kinh sự suy giảm Estrogen gây ra những thay đổi lớn trong đường tiết niệu, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.
Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Việc vệ sinh vùng kín không sạch, sử dụng nguồn nước ô nhiễm để tắm gội, thụt rửa âm đạo,… cũng là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Đường tiết niệu bị tắc nghẽn: Các bệnh lý liên quan đến sỏi thận, tăng sinh tiền liệt tuyến làm cho nước tiểu ứ đọng, tích tụ lại trong bàng quang,… Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu.
Biến chứng của thủ thuật đường tiết niệu: Việc thăm khám, kiểm tra đường tiết niệu hay phẫu thuật tiết niệu ở các cơ sở kém uy tín hoặc các vật dụng y tế không được khử khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
>> Xem thêm: Viêm tiết niệu khi mang thai ở nữ giới
Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn có thể có các biểu hiện ở nhiều bộ phận như thận, niệu quản, niệu đạo, bàng quang. Bệnh nhân có thể nhận biết bệnh sớm nếu bản thân xuất hiện một số triệu chứng sau đây:
Triệu chứng nhận biết nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nước tiểu có màu đục bất thường, trong một số trường hợp có thể tiểu tiện ra máu kèm theo mùi khai nồng khó chịu.
Thường xuyên buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu tiết ra ít, tiểu buốt, tiểu rắt.
Thường xuyên bị đau bụng, đau hạ vị, đau vùng xương chậu, đau thắt lưng hoặc hai bên mạn sườn.
Đau rát khi quan hệ tình dục
Sốt cao, mệt mỏi và khó chịu.
Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Bệnh lý nếu không được điều trị sớm sẽ rất khó chữa trị và dễ phát sinh các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể như:
Dễ gây nhiễm trùng tái phát, nhất là phụ nữ mắc bệnh 2 lần trở lên trong khoảng từ 6 – 12 tháng.
Nếu không được điều trị hiệu quả từ giai đoạn cấp tính có thể nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính, khó lành bệnh và để lại biến chứng vĩnh viễn.
Nếu bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi mang thai có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé như viêm bể thận ở mẹ, nguy cơ sảy thai, sinh non; em bé nhẹ cân, nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh,…
Nhiễm trùng huyết và thậm chí là tử vong nếu thận bị viêm đường tiết niệu.
>> Xem thêm: Thuốc trị viêm đường tiết niệu loại nào tốt?
Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hiệu quả như thế nào?
Trước khi áp dụng các phương pháp điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu hợp lý cần thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác tình trạng bệnh lý hiện tại. Lúc này việc xây dựng phác đồ điều trị cũng trở nên đơn giản và mang lại hiệu quả cao hơn. Hầu hết các bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu đều sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị và có tác dụng chỉ sau một vài ngày. Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, lan rộng ra nhiều cơ quan khác thì việc dùng thuốc kháng sinh điều trị có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng mới có thể cho kết quả khả quan.
Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu bằng thuốc hiệu quả
Bài viết trên đây của Phòng khám đa khoa Lê Lợi đã giải đáp thắc mắc Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào? Nếu có thắc mắc liên quan khác đến vấn đề này hãy liên hệ qua Hotline: 039.863.8725 hoặc nhấp vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ chi tiết và miễn phí hoàn toàn.