Nội dung
Người bệnh nên làm gì để phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại? Trĩ nội và trĩ ngoại có biểu hiện khá giống nhau nên nhiều người thường lầm tưởng trong việc nhận biết. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều trị. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại chuẩn xác nhất.
Bệnh trĩ là gì?
Trước khi đi sâu vào việc tìm hiểu cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại. Người bệnh cần nắm rõ thông tin bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến diễn ra tại khu vực hậu môn – trực tràng. Khi những tĩnh mạch tại hậu môn bị giãn quá mức làm máu không lưu thông được sẽ gây nên tình trạng ứ máu liên tục và tạo các búi trĩ trong lòng ống hậu môn. Khi tuổi càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ càng suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến hiện tượng sa búi trĩ.
Bệnh trĩ thường chia thành hai loại, gồm trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu bệnh phát triển bên trong trực tràng sẽ được gọi là trĩ nội còn bệnh phát triển bên ngoài trực tràng gọi là trĩ ngoại.
Trĩ là căn bệnh khá phổ biến và khiến nhiều người đau đầu khi gặp phải khó khăn trong sinh hoạt thường nhật. Bệnh trĩ có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ em đến người cao tuổi mà biểu hiện ban đầu có thể kể đến đó là hiện tượng táo bón lâu ngày và đại tiện ra máu.
Bác sĩ hướng dẫn cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại
Theo kết quả nghiên cứu, hiện có 2 nhóm nguyên nhân chính làm phát sinh ra bệnh trĩ. Đó là các đối tượng bị táo bón, ỉa chảy kéo dài, hội chứng lỵ,… và một số người do yếu tố nghề nghiệp như đứng lâu, ngồi nhiều.
Để phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại hiệu quả, người bệnh có thể dựa vào một số thông tin dưới đây:
Hướng dẫn cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại
Phân biệt | Trĩ nội | Trĩ ngoại |
Vị trí hình thành | Cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại đó là các búi trĩ nội được hình thành bên trong ống hậu môn, nằm trên đường răng lược. | Trĩ ngoại là những búi trĩ nằm bên ngoài ống hậu môn, dưới đường răng lược, bề mặt là lớp biểu mô lát tầng. |
Đặc điểm | Trĩ nội không có thần kinh cảm giác nên thường bị bỏ qua. | Trĩ ngoại có thần kinh cảm giác nên thường khiến người bệnh đau đớn, ngứa rát khó chịu. |
Quá trình phát triển |
Giai đoạn 1: Búi trĩ nội hình thành trong ống hậu môn. Giai đoạn 2: Búi trĩ sẽ thò ra ngoài khi đại tiện và tự co lên được. Giai đoạn 3: Búi trĩ nội sa ra ngoài hậu môn. Lúc này, người bệnh phải dùng tay mới có thể đẩy búi trĩ vào được. Giai đoạn 4: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm. |
Giai đoạn 1: Búi trĩ ngoại hình thành ngay bên ngoài lỗ hậu môn. Giai đoạn 2: Các búi trĩ ngoại liên tục phát triển ngày càng to kèm theo các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo. Giai đoạn 3: Búi trĩ ngoại bịt kín lỗ hậu môn, gây tắc mạch, chảy máu vô cùng nghiêm trọng. Giai đoạn 4: Ngoài các triệu chứng sưng đau, viêm nhiễm thì búi trĩ ngoại còn bị hoại tử. |
Dấu hiệu nhận biết | Người bệnh có thể nhận biết sớm bệnh trĩ nội thông qua hiện tượng chảy máu. Ban đầu, máu chảy ra rất ít, kín đáo thường dính vào giấy vệ sinh hoặc lẫn vào phân. Càng về sau lượng máu ra nhiều và kèm theo các hiện tượng sa, nghẹt búi trĩ, hậu môn tiết nhiều dịch nhầy gây ngứa ngáy và viêm vùng da xung quanh hậu môn. | Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại thường có biểu hiện là các búi tĩnh mạch dài ngoằn ngoèo. Đi kèm là các khối thịt nằm bên ngoài hậu môn với nhiều nếp gấp dễ gây tắc mạch, nhiễm trùng vùng da hậu môn kèm theo tình trạng chảy máu đại tiện và cảm giác đau đớn, ngứa ngáy cực kỳ khó chịu. |
Chúng tôi đã giúp người bệnh phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại một cách dễ dàng nhất. Để được tư vấn thêm, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa tại KHUNG CHAT bên dưới.
>>> Xem thêm: Tham khảo hình ảnh trĩ nội theo các cấp
Trĩ nội – trĩ ngoại và các biến chứng nguy hiểm cần biết
Ngoài việc tìm hiểu cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại, người bệnh cần nắm rõ những biến chứng nguy hiểm dưới đây để có biện pháp can thiệp kịp thời:
Bội nhiễm
Búi trĩ thò ra ngoài lâu, chảy máu liên tục, kết hợp cùng với phân và nước tiểu sẽ dẫn đến tình trạng hậu môn bị bội nhiễm vi khuẩn. Đây là biến chứng nguy hiểm và cần được khắc phục kịp thời, nếu chậm trễ sẽ gây lở loét, nhiễm trùng huyết.
Thiếu máu nghiêm trọng
Chảy máu là một trong những triệu chứng nhận biết bệnh trĩ. Ban đầu, máu có thể chảy ra ít và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng càng về sau máu chảy ra nhiều có thể gây mất máu dẫn đến thiếu máu. Chính vì vậy, cơ thể người bệnh luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, suy nhược và có thể bị ngất xỉu bất cứ lúc nào.
Tắc mạch trĩ
Tắc mạch trĩ có thể gặp ở các búi trĩ nội lẫn trĩ ngoại. Tình trạng này xảy ra do vỡ các tĩnh mạch, tạo nên một bọc máu hoặc do hiện tượng đông máu ở trong lòng mạch máu. Một thời gian ngắn sau khi xuất hiện, bọc máu đông được bao bọc bởi một màng mỏng, dần dính chặt vào da phủ, khó bóc tách và dễ gây hoại tử.
Sa nghẹt búi trĩ
Sa nghẹt búi trĩ là biến chứng thường gặp khi bị trĩ nội hoặc trĩ ngoại. Lúc này, búi trĩ thường có màu xám, ở mặt trong là niêm mạc màu nâu đỏ, sưng nề, rải rác những nốt xám đen do hiện tượng hoại tử bắt đầu. Hiện tượng này kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất đau đớn và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.
Điều trị trĩ nội – trĩ ngoại bằng phương pháp hiện đại tại Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi
Được đánh giá là một trong những đơn vị khám chữa bệnh trĩ uy tín, Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi đã tiếp nhận và hỗ trợ điều trị thành công cho nhiều trường hợp. Qua đó, loại bỏ búi trĩ nhanh chóng và hạn chế các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Do đó, để điều trị hiệu quả tình trạng bệnh trĩ, hiện phòng khám đang áp dụng các phương pháp khoa học sau đây:
Điều trị trĩ nội – trĩ ngoại tại Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi
Điều trị bằng thuốc
Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ và búi trĩ mới hình thành, ít gây chảy máu. Thông thường, các loại thuốc mà người bệnh sử dụng thường là thuốc giảm đau, kháng viêm và làm teo búi trĩ.
Để đạt hiệu quả tối ưu khi dùng thuốc chữa bệnh trĩ, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn. Tránh trường hợp lạm dụng hay ngưng thuốc khi thấy bệnh thuyên giảm.
Điều trị ngoại khoa
Hiện nay có nhiều phương pháp ngoại khoa khác nhau để điều trị bệnh trĩ nội – trĩ ngoại hiệu quả. Trong đó, 2 kỹ thuật PPH và HCPT là giải pháp tân tiến nhất được giới chuyên môn đánh giá cao.
Kỹ thuật PPH: Phương pháp này sử dụng máy kẹp đặc thù để thắt búi trĩ nội. Qua đó, ngắt nguồn cung cấp máu đến búi trĩ để nó tự rụng đi.
Kỹ thuật HCPT: Đây là kỹ thuật có sử dụng sóng điện cao tần để làm đông thắt mạch máu và sử dụng dao điện để loại bỏ búi trĩ ngoại nhanh chóng. Đồng thời, hỗ trợ làm liền các vết niêm mạch xung quanh mà không ảnh hưởng đến vùng lân cận.
Đánh giá ưu điểm của phương pháp PPH và HCPT
Thời gian thực hiện thủ thuật nhanh, chỉ tầm 15 – 20 phút.
Không để lại sẹo xấu, đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng cho hậu môn.
Khả năng hồi phục nhanh chóng.
Ít đau, ít chảy máu và tỷ lệ tái phát khá thấp.
Bài viết trên đây đã giúp người bệnh phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu còn vấn đề thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên khoa qua Fanpage, nhắn tại bảng >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi vào Hotline: 039.863.8725 để được hướng dẫn đăng ký lịch hẹn nhanh chóng.