Nội dung
Bệnh trĩ giai đoạn đầu là thời kỳ bệnh mới khởi phát và cũng là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh lý này. Nếu người bệnh có thể phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp hiệu quả ngay từ giai đoạn này thì khả năng khỏi bệnh rất cao, đồng thời hạn chế phát sinh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này qua bài viết Bệnh trĩ giai đoạn đầu: Biểu hiện và cách điều trị được chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Biểu hiện nhận biết của bệnh trĩ giai đoạn đầu
Bệnh trĩ được hình thành khi tình trạng gia tăng áp lực diễn ra thường xuyên như rặn mạnh khi đi đại tiện, ứ máu liên tục làm phình giãn và hình thành các búi trĩ ở bên trong lòng ống hậu môn. Tùy vào vị trí xuất hiện búi trĩ mà bệnh trĩ được chia ra thành 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại với những biểu hiện nhận biết bệnh trĩ giai đoạn đầu riêng biệt.
Trĩ nội giai đoạn đầu
Với trĩ nội, ở giai đoạn đầu tiên, búi trĩ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày nên người bệnh khó có thể phát hiện bệnh lý nếu không để ý kỹ. Khi đi đại tiện sẽ có một ít máu dính trên phân hoặc thấm vào băng vệ sinh, kèm theo đó là cảm giác hơi rát nhẹ. Khi bệnh trở nặng, lượng máu chảy ra nhiều hơn, chảy thành từng giọt lớn, búi trĩ bị sa ra ngoài gây đau rát khó chịu.
Bệnh trĩ giai đoạn đầu có nhiều biểu hiện khác nhau
Trĩ ngoại giai đoạn đầu
Trĩ ngoại giai đoạn đầu có thể dễ dàng nhận biết hơn trĩ nội. Bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn đầu sẽ có những biểu hiện như xuất hiện các nốt màu đỏ kích thước nhỏ xung quanh lỗ hậu môn. Sau một thời gian các nốt này sẽ lớn lên, gây khó khăn cho việc đi đại tiện.
Bên cạnh đó, dù là trĩ nội hay trĩ ngoại thì bệnh trĩ giai đoạn đầu nói chung sẽ có một số các triệu chứng chung đặc trưng như:
Đau rát khi đi đại tiện: Các tĩnh mạch bị sưng to và căng phồng lên, cọ xát với phân khi đi đại tiện làm cho hậu môn bị chảy máu, đau rát khó chịu.
Hậu môn ẩm ướt: Đây được xem là một trong những biểu hiện đầu tiên của bệnh trĩ giai đoạn đầu. Người bệnh trĩ sẽ xuất hiện dịch nhầy ở hậu môn gây ẩm ướt thường xuyên, ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày.
Ra máu khi đại tiện: Khi các búi trĩ được hình thành thì dù lớn hay nhỏ cũng sẽ gây ra triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện. Máu sẽ dính trên giấy vệ sinh khi lau hoặc lẫn với phân. Triệu chứng này sẽ tăng dần theo giai đoạn bệnh lý.
Hậu môn sưng đỏ: Triệu chứng này thường dễ gặp nhưng thường thấy nhất ở bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu. Vùng niêm mạc quanh hậu môn sẽ bị sưng phồng lên như bọng máu.
>> Xem thêm: Tìm hiểu các cấp độ của bệnh trĩ
Điều trị hiệu quả bệnh trĩ giai đoạn đầu như thế nào?
Khi phát hiện những triệu chứng bệnh trĩ ở giai đoạn đầu mới khởi phát cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín kiểm tra để có phương pháp điều trị hiệu quả. Nhìn chung, bệnh trĩ giai đoạn đầu chưa cần can thiệp phẫu thuật để điều trị. Thay vào đó có thể dùng thuốc và các phương pháp bổ trợ khác để điều trị trĩ giai đoạn đầu dễ dàng và hiệu quả.
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị hiệu quả cho người mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu. Các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt phù hợp để làm giảm các triệu chứng bệnh lý, dứt điểm bệnh trĩ hiệu quả.
Đi vệ sinh đúng cách
Hạn chế ngồi quá lâu khi đi vệ sinh vì sẽ tạo ra áp lực lớn ở hậu môn, tăng nguy có mắc bệnh trĩ. Cách tốt nhất là không đi vệ sinh quá 5 phút và không dùng sức rặn mạnh thường xuyên khi đi đại tiện.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu hiệu quả
Dùng giấy vệ sinh loại mềm
Nên thay giấy vệ sinh mềm cho giấy vệ sinh thô cứng vì có thể tránh được cảm giác khó chịu, đau rát khi dùng. Bên cạnh đó, giấy vệ sinh thô cứng có thể là búi trĩ bị vỡ/ xước nên tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Dùng thuốc làm mềm phân
Các loại thuốc này có tác dụng nhuận tràng, làm mềm phân và cải thiện được tình trạng táo bón do bệnh trĩ giai đoạn đầu gây ra. Tuy nhiên khi dùng thuốc cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, uống đúng liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế biến chứng hoặc kích ứng thuốc phát sinh.
Ngâm hậu môn với nước ấm
Phương pháp này có tác dụng làm tĩnh mạch ở hậu môn co lại, giảm đau rát và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Đổ nước ấm vào chậu, có thể phá thêm một ít muối tinh, sau đó ngồi xuống và bắt đầu ngâm. Kiên trì thực hiện 3 lần/ ngày, mỗi lần từ 15 – 20 phút, sau một thời gian sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ ăn uống cũng mang đến hiệu quả điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu. Người bệnh nên bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày; Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả, trái cây tươi,… Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích có hại như trà, cà phê, nước có gas.
Nếu bệnh trĩ tiến triển sang giai đoạn phức tạp hơn, các phương pháp can thiệp chữa trị tại nhà không có hiệu quả thì nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được can thiệp điều trị sớm nhất có thể.
Phòng khám Đa khoa Lê Lợi với đội ngũ chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực bệnh hậu môn – trực tràng, hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, phòng thủ thuật được vệ sinh sạch sẽ, vô trùng cẩn thận,… chắc chắn là địa chỉ đáng tin cậy giúp bệnh nhân có thể thoát khỏi ám ảnh do bệnh trĩ gây ra.
Với bài viết chia sẻ về Bệnh trĩ giai đoạn đầu: Biểu hiện và cách điều trị, hy vọng đã cung cấp các thông tin hữu ích đến quý bạn đọc. Mọi thắc mắc liên quan cần giải đáp vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua Fanpage, gọi vào Hotline: 039.863.8725 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ chi tiết và hoàn toàn miễn phí.
>> Xem thêm: Bệnh trĩ có lây và di truyền không?