Mang thai được xem là giai đoạn khó khăn của người phụ nữ. Bởi thời điểm này, mẹ bầu thường gặp phải những vấn đề bất thường về sức khỏe. Nhất là trường bị trĩ ngoại khi mang thai. Vậy, nếu bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao để cải thiện? Để biết cách khắc phục hiệu quả bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau.

  [tu van]

  Bị trĩ ngoại khi mang thai: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

  Trước khi muốn biết bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao? Mẹ bầu cần nắm rõ các thông tin về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại. Theo bác sĩ chuyên khoa, trĩ ngoại là một trong những bệnh lý hậu môn – trực tràng gây ra không ít phiền toái, khó chịu cho người bệnh.

  Nhiều người cho rằng, bệnh trĩ ngoại chỉ gặp ở những đối tượng có lối sống không khoa học, chế độ ăn không đảm bảo hay do “yêu” qua đường hậu môn. Thế nhưng, đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm bởi các búi trĩ ngoại cũng có thể hình thành ở mẹ bầu.

  Để biết được nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại ở mẹ bầu, sau đây sẽ là gợi ý quan trọng mà mẹ bầu nên biết.

  Những nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại khi mang thai

  Theo số liệu thống kê, hiện có khoảng 60% các trường hợp mang thai mắc phải bệnh trĩ ngoại. Nguyên nhân phần lớn là do:

  ➤ Do thay đổi nội tiết tố đột ngột lúc mang thai cũng gây ra sự lỏng lẻo giữa các mô, bao gồm các thành tĩnh mạch bên trong hậu môn. Điều này có nghĩa là thành tĩnh mạch không còn vững chắc như bình thường, qua đó các thành tĩnh mạch có xu hướng sưng lên, mở rộng và dễ hình thành búi trĩ ngoại.

  ➤ Do thai nhi phát triển càng lớn ở những tháng cuối của thai kỳ khiến trọng lượng túi nước ối tăng lên và gây ra áp lực chèn ép lên các tĩnh mạch vùng xương chậu cũng như các khu vực có liên quan. Điều này khiến các đám rối tĩnh mạch có dấu hiệu giãn ra, đặc biệt là tĩnh mạch gần hậu môn – trực tràng. Từ đó khiến các đám rối này bị giãn dần dần kéo dài đến khi giãn quá mức sẽ gây ra bệnh.

  ➤ Do nồng độ nội tiết tố progesterone gia tăng trong thai kỳ cũng làm các cơ giãn ra và khiến các thành tĩnh mạch bị phình lên. Đây cũng là tác nhân góp phần gây ra tình trạng táo bón do progesterone làm chậm nhu động ruột. Khi mẹ bầu bị táo bón phải thường rặn mỗi khi đại tiện. Nếu càng rặn thường xuyên có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ ngoại.

  Ngoài ra, các nguyên nhân khác tác động lên hậu môn và hình thành búi trĩ ngoại đó là:

  ➤ Mẹ bầu tăng cân quá mức trong giai đoạn mang thai.

  ➤ Mẹ bầu thường xuyên ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.

  ➤ Mẹ bầu thường xuyên bị táo bón do uống ít nước hoặc chế độ ăn không đảm bảo.

  ➤ Bệnh trĩ ngoại đặc biệt phổ biến trong tam cá nguyệt thứ ba, tức là từ tuần thứ 28 trở đi. Khi cơ thể mẹ bầu đã trở nên nặng nề bởi sự phát triển của bé yêu trong bụng.

  Nguyên nhân và dấu hiệu bà bầu bị bệnh trĩ ngoại khi mang thai

  Dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại ở mẹ bầu nhanh chóng

  Nếu lỡ mắc bệnh trĩ ngoại, mẹ bầu sẽ gặp phải các dấu hiệu sau:

   Có cảm giác đau và nóng rát vùng hậu môn mỗi khi mẹ bầu đại tiện.

   Khu vực hậu môn của mẹ bầu bị ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt, cảm giác ngứa tăng lên khi hậu môn tiết dịch gây ẩm ướt.

   Có dấu hiệu đại tiện thấy ra máu. Ban đầu, máu chỉ dính một vệt nhỏ trên mặt giấy vệ sinh và sau thời gian dài mắc bệnh, mẹ bầu có thể thấy máu nhỏ thành giọt hoặc bắn thành tia.

   Bắt đầu xuất hiện búi trĩ ngoại có hình dạng giống như cục thịt thừa ở ngay các nếp gấp cửa hậu môn – trực tràng. Ban đầu, búi trĩ có thể tự thụt lên sau khi bà bầu đi đại tiện nhưng về sau, búi trĩ sẽ không thể thụt vào ngay cả khi dùng tay để đẩy.

   Búi trĩ ngoại dần phát triển, sưng to và gây ra cảm giác nặng, căng tức tại vùng hậu môn – trực tràng. Đặc biệt, gây khó khăn cho mẹ bầu mỗi khi di chuyển.

  ☄ Ngoài ra, khi bệnh ở giai đoạn nặng các búi trĩ sẽ sa xuống và nằm thường trực bên ngoài ống hậu môn, gây cho mẹ bầu nhiều cảm giác khó chịu, đau đớn khiến sức khỏe suy giảm.

   Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

  Giải đáp câu hỏi: Bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao?

  Trở lại với vấn đề đang được quan tâm đó là bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao? Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, điều quan trọng nhất chính là mẹ bầu phải nhận ra các dấu hiệu của trĩ ngoại để tiến hành thăm khám kịp thời.

  Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên lo lắng, e ngại, xấu hổ mà che dấu bệnh vì nếu càng để lâu, trĩ ngoại sẽ càng nguy hiểm làm đe dọa đến sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.

  Vậy nên, mẹ bầu cần sớm liên hệ với các đơn vị y tế uy tín để tìm giải pháp khắc phục kịp thời, chẳng hạn như Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý mà các y – bác sĩ tại đây sẽ quyết định xem mẹ bầu nên áp dụng phương pháp nào hiệu quả.

  Bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao?

  Đối với trường hợp bệnh nhẹ

  Ở trường hợp này, búi trĩ còn khá nhỏ, chưa gây ảnh hưởng gì đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc phù hợp cho mẹ bầu cùng việc hỗ trợ, tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học.

  Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể sử dụng một số phương pháp hỗ trợ khác như:

   Cách 1: Thường xuyên vận động, tập thể dục

  Nếu mắc bệnh trĩ ở giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu có thể tập một số bộ môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, các bài tập Kegel, bơi lội,…. sẽ có công dụng cải thiện chức năng lưu thông máu ở khu vực hậu môn trực tràng. Hơn nữa, việc vận động nhẹ nhàng sẽ kích thích nhu động ruột, giảm nguy cơ gây táo bón.

   Cách 2: Tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm

  Nếu không biết bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao? Thai phụ có thể dùng cách tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm.

  Nước ấm sẽ mang đến tác dụng làm giảm cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu ở vùng hậu môn. Đồng thời, có tác dụng xoa dịu tâm lý căng thẳng, giúp mẹ bầu thoải mái hơn để trải qua kỳ mang thai.

  Do đó, mẹ bầu có thể ngâm mình trong bồn nước ấm khoảng 20 – 25 phút hoặc tắm dưới vòi hoa sen nước ấm mỗi ngày. Mẹ bầu nên chú ý sau khi tắm xong, hãy lau khô người bằng khăn mềm để tránh gây ẩm ướt cho vùng hậu môn.

   Cách 3: Chườm đá

  Ngoài những cách trên, việc mẹ bầu sử dụng cách chườm đá cũng ít nhiều mang đến hiệu quả. Vậy, khi bị bệnh trĩ ngoại hãy sử dụng túi nước đá để chườm vào vùng bị trĩ hai đến ba lần trong ngày. Nếu thực hiện thường xuyên có thể giúp mẹ bầu giảm được các triệu chứng ngứa, đau, khó chịu hậu môn.

  KHUYẾN CÁO: Việc dùng thuốc hay sử dụng những phương pháp hỗ trợ, mẹ bầu cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị để đạt kết quả cao nhất.

  Đối với trường hợp bệnh nặng

  Hỏi bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao? Trong trường hợp bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn nặng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng thủ thuật ngoại khoa. Tuy nhiên, phương pháp này được ứng dụng sau khi mẹ bầu sinh con xong khoảng 8 – 10 tuần.

  Vì nếu thực hiện ở thời điểm mang thai, sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi và sức khỏe thai phụ. Bên cạnh đó, để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh và tránh làm các búi trĩ ngoại hoại tử, bác sĩ sẽ dùng một số loại thuốc cho phép cho mẹ bầu.

  Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi là địa chỉ y tế chất lượng trên địa bàn TP Vinh Nghệ An. Nếu mắc bệnh và mong muốn điều trị, đừng ngần ngại khi tìm đến chúng tôi. Mọi thông tin về lịch đặt hẹn, vui lòng liên hệ đến Fanpage, gọi tới Hotline: 039.863.8725 hoặc trao đổi với các chuyên gia tại bảng >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để biết bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao?