Nội dung
Theo khảo sát, cứ 7 phụ nữ mang thai sẽ có 1 người bị tiểu đường thai kỳ. Đây là tình trạng không dung nạp Carbohydrate và thường được phát hiện lần đầu trong quá trình mang thai. Để tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Cùng theo dõi bài viết sau.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiểu đường thai kỳ (hay đái tháo đường thai kỳ) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc phát hiện trong lần đầu khi đang mang thai.
Bệnh tiểu đường thai kỳ diễn biến âm thầm và thường không có triệu chứng nên rất ít thai phụ nhận biết bản thân mình mắc bệnh cho đến khám thai định kỳ và được bác sĩ cho làm xét nghiệm tiểu đường. Tuy nhiên, một số trường hợp mắc bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng như: Khát nước thường xuyên, tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu nhiều, cơ thể mệt mỏi, vùng kín dễ bị viêm nhiễm nấm.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở những đối tượng bị:
Tiểu đường thai kỳ là gì?
➜ Thừa cân, béo phì.
➜ Người có tiền sử người bị tiểu đường thường, đặc biệt là người tiểu đường hệ thứ nhất.
➜ Thai phụ sinh con lớn hơn hoặc bằng 4kg.
➜ Từng có tiền sử bất thường về lượng đường trong máu bao gồm tiền sử tiểu đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
➜ Sinh đẻ khi tuổi cao.
➜ Tiền sử sản khoa bất thường như thai chết lưu, sảy thai liên tiếp, sinh non, thai nhi bị dị tật,…
>>> Xem thêm: Mẹ bầu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?
Cùng tìm hiểu bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Quay trở lại vấn đề đang được nhiều người quan tâm đó là bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Để lý giải về vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa cho biết: Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể:
Biến chứng đối với thai phụ
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường đối mặt với các biến chứng sau đây:
Cao huyết áp
Thai phụ đái tháo đường thai kỳ dễ bị tăng huyết áp hơn so với các trường hợp bình thường. Việc tăng huyết áp khi mang thai có thể gây biến chứng tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy thận, suy gan, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non và tăng tỷ lệ chết chu sinh.
Nhiễm khuẩn tiết niệu
Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu có thể không có triệu chứng lâm sàng nhưng làm cho glucose huyết tương mất cân bằng. Từ đó, thai phụ phải tiến hành điều trị để tránh viêm đài bể thận cấp.
Đa ối
Để giải đáp trường hợp bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Bác sĩ cho biết mẹ bầu mắc bệnh sẽ đối mặt với biến chứng đa ối. Lúc này, dịch ối nhiều thường bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 26 – 32 của thai kỳ. Nếu gặp phải biến chứng này sẽ làm tăng nguy cơ sinh non.
Sảy thai hoặc thai chết lưu
Người bị tiểu đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, các thai phụ hay bị sảy thai liên tiếp cần phải được kiểm tra glucose huyết một cách thường quy.
Sinh non
Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ đối mặt với nguy cơ sinh non khá cao. Nguyên nhân là do việc kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, tiền sản giật, đa ối, tăng huyết áp.
Ảnh hưởng về lâu dài
Ngoài những biến chứng kể trên, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ tuýp 2 trong tương lai. Ngoài ra, thai phụ mắc bệnh cũng làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo.
Tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Biến chứng đối với thai nhi
Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi chủ yếu vào giai đoạn ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ. Cụ thể:
Thai tăng trưởng quá mức
Bị bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Bệnh khiến thai tăng trưởng quá mức do tăng quá trình vận chuyển glucose từ mẹ vào thai. Lượng glucose này đã kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin và làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, khiến thai bị kích thích và phát triển quá mức.
Hội chứng nguy kịch hô hấp
Hội chứng nguy kịch hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ, chiếm tỷ lệ 30%.
Vàng da
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ gây biến chứng vàng da ở trẻ. Nguyên nhân là do tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh.
Tăng nguy cơ tử vong sau sinh
Mặc dù tình trạng này hiếm gặp nhưng nếu mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và không được điều trị hiệu quả có thể dẫn đến thai chết lưu trước hoặc ngay sau khi sinh.
Tóm lại, tiểu đường thai kỳ là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Để chủ động phòng tránh, mẹ bầu nên thăm khám và xét nghiệm tiểu đường thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Hiện Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi là một trong những đơn vị kiểm tra, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ uy tín tại Vinh – Nghệ An mà thai phụ có thể lựa chọn. Nơi đây hiện cung cấp dịch vụ y tế chất lượng với hệ thống phòng chức năng khang trang, hiện đại, tiên tiến, đội ngũ bác giỏi cùng chi phí minh bạch.
Nội dung bài viết trên đây đã giúp mọi người tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Hy vọng qua đó sẽ giúp mẹ bầu chủ động chăm sóc sức khỏe để phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu còn điều gì vướng mắc, hãy gọi đến Hotline: 039.863.8725 hoặc trao đổi qua bảng >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được bác sĩ hướng dẫn chi tiết.