Theo thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ nội gia tăng nhanh chóng. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Ung thư, hoại tử hậu môn,… Để chủ động phòng tránh, cùng tìm hiểu: Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội ngay sau đây.
Bệnh trĩ nội là gì?
Trĩ nội là bệnh lý gây ra do tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng (trên đường lược) bị sưng, phình to vì co giãn quá mức. Các búi trĩ nội có thể gây ra một số vấn đề khó chịu, ngay cả khi người bệnh không cảm thấy chúng.
Bệnh trĩ nội hình thành gần cuối trực tràng nên người bệnh không thể nhìn hoặc sờ thấy, trừ trường hợp búi trĩ bị sa ra ngoài. Do đó, trĩ nội khó chẩn đoán hơn bệnh trĩ ngoại.
Không phải tất cả các trường hợp mắc bệnh trĩ nội đều giống nhau. Bởi bệnh trĩ nội được phân loại dựa theo 4 cấp độ sau đây:
Trĩ nội độ 1: Đây là giai đoạn nhẹ nên búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Nếu nội soi sẽ thấy niêm mạc trực tràng dưới xuất hiện các nốt sần với kích thước khác nhau, mềm và đỏ. Vì đây là giai đoạn nhẹ nên người bệnh chỉ cảm thấy ngứa ngáy ở hậu môn, khó chịu khi đi đại tiện và số ít đại tiện ra máu.
Trĩ nội độ 2: Bình thường búi trĩ nằm trong ống hậu môn. Nhưng khi đại tiện búi trĩ thò một ít ra ngoài.
Trĩ nội độ 3: Ở cấp độ này, búi trĩ nội sa ra ngoài hậu môn và không có khả năng co lại. Đặc biệt, người bệnh còn đối mặt với cảm giác đau rát, chảy máu, khó chịu khi đi vệ sinh. Thậm chí có thể đau rát ngay cả khi ngồi trên ghế.
Trĩ nội độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh vì bước sang giai đoạn này búi trĩ sưng phồng, kích thước lớn. Đồng thời, quá trình lưu thông máu bị cản trở nên không có hiện tượng chảy máu. Thay vào đó dịch nhầy sẽ tiết ra nhiều gây ẩm ướt, viêm loét và hoại tử búi trĩ.
Tìm hiểu: Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội
Các chuyên gia y tế cho biết, những nguyên nhân gây bệnh trĩ nội cũng tương tự như bệnh trĩ nói chung. Cụ thể:
Mang thai và sinh nở
Đây là tác nhân đầu tiên gây bệnh trĩ nội. Theo bác sĩ, thai nhi khi phát triển có thể gây ra các áp lực lên các tĩnh mạch. Ngoài ra, việc căng thẳng trong quá trình sinh nở cũng khiến búi trĩ hình thành.
Ít vận động
Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội tiếp theo được nhắc đến do ít vận động. Theo đó, những trường hợp ngồi hoặc đứng quá lâu có thể gây căng thẳng quá mức cho vùng hậu môn – trực tràng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
Uống ít nước
Nước quan trọng đối với cơ thể con người và việc bổ sung đủ nước giúp máu lưu thông tốt, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, khi cơ thể thiếu nước thường gây ra các vấn đề về tiêu hóa, da, phân cứng gây đại tiện khó và hình thành búi trĩ nội.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội – Thói quen xấu khi đại tiện
Những thói quen xấu lúc đại tiện người bệnh nên bỏ qua để tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ nội. Bao gồm: Ngồi quá lâu khi đi đại tiện, rặn mạch, dùng giấy vệ sinh chất lượng kém, đọc báo lướt web khi đại tiện,…
Tuổi tác
Theo thời gian, các cơ ở hậu môn – trực tràng sẽ dần suy yếu. Đó là lý do tại sao những người trưởng thành từ 45 tuổi trở lên sẽ có tỷ lệ mắc bệnh trĩ khá cao và đây cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ nội điển hình nhất.
Táo bón
Những trường hợp bị táo bón lâu ngày, không có thói quen đi đại tiện hàng ngày hay đi đại tiện lâu, phải rặn khi đi ngoài cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội do căng thẳng
Các đối tượng rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ sản sinh ra một loại chất gây áp lực cho toàn bộ cơ thể. Từ đó khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, ức chế, giảm co giãn ở vùng hậu môn, tạo điều kiện búi trĩ nội hình thành.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Nếu thường xuyên sử dụng những đồ ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, ít chất xơ, sử dụng những chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ nội.
Nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân gây bệnh trĩ nội kể trên, một số người mắc bệnh còn do: Quan hệ tình dục bằng “cửa sau”, từng có tiền sử mắc các bệnh về hậu môn, xuất hiện các khối u vùng tiểu khung,…
>>> Xem thêm: Tham khảo hình ảnh trĩ nội theo các cấp
Mắc bệnh trĩ nội nên làm gì?
Mắc bệnh trĩ nội nên làm gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để giải đáp nghi vấn này, bác sĩ cho biết ngay khi xuất hiện dấu hiệu trĩ nội, người bệnh cần liên hệ đến Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi để được tư vấn.
Hiện phòng khám là một trong những địa chỉ điều trị trĩ nội uy tín, chất lượng nhờ áp dụng các phương pháp khoa học như:
Dùng thuốc
Dựa vào mức độ bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc đặc trị kết hợp kháng viêm, nhuận tràng, giảm đau ở dạng uống, bôi hoặc tiêm. Thuốc có tác dụng hỗ trợ làm teo búi trĩ, giảm viêm nhiễm vùng hậu môn và hạn chế tình trạng táo bón.
Lưu ý: Việc dùng thuốc điều trị trĩ nội chỉ thật sự hiệu quả khi người bệnh tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.
Kỹ thuật PPH
Kỹ thuật PPH là phương pháp được chỉ định cho các trường hợp mắc bệnh trĩ nội giai đoạn nặng. Dưới sự kết hợp của máy nội soi hậu môn công nghệ siêu dẫn quang học cùng ống kính cho độ phân giải cao nên có khả năng kiểm soát tốt và định vị chính xác vị trí búi trĩ nội.
Phương pháp này được đánh giá cao nhờ các ưu điểm như: Ít tổn thương, độ an toàn cao, khả năng phục hồi nhanh, đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng cho vùng hậu môn. Đặc biệt, phương pháp PPH còn hạn chế nguy cơ bệnh tái phát ở mức thấp nhất.
Thông qua phạm vi bài viết trên, chúng tôi đã giúp người bệnh tìm hiểu: Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội và phương pháp điều trị hiệu quả khi mắc bệnh. Nếu còn điều gì vướng mắc, hãy gửi tin nhắn qua Fanpage, gọi đến Hotline: 039.863.8725 hoặc trao đổi với chuyên gia qua bảng >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được giải đáp và hướng dẫn ĐẶT HẸN nhanh chóng!