Nội dung
Giang mai bẩm sinh là bệnh lý truyền nhiễm nghiêm trọng được gây ra do phụ nữ mắc bệnh giang mai mang thai hoặc trong thai kỳ nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Đây được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm có thể gây nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ sơ sinh. Cùng Tìm hiểu bệnh giang mai bẩm sinh là gì? qua bài viết được chia sẻ chi tiết dưới đây.
Bệnh giang mai bẩm sinh là gì?
Giang mai bẩm sinh có tên khoa học đầy đủ là Congenital syphilis (CS). Bệnh lý này do một loại xoắn khuẩn giang mai – Treponema pallidum gây ra. Bệnh xảy ra khi phụ nữ mang thai bị nhiễm khuẩn giang mai lây truyền sang cho bào thai qua bào thai hoặc lây nhiễm cho trẻ sơ sinh qua quá trình sinh trưởng.
Mức độ ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe của trẻ sẽ tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh và cách phát hiện, điều trị bệnh. Theo thống kê từ bộ y tế, có đến 40% trẻ có mẹ mắc bệnh giang mai không được điều trị hiệu quả có thể dẫn đến thai chết lưu trong bụng mẹ hoặc chết sau khi chào đời do nhiễm trùng khi mới sinh.
Bệnh giang mai bẩm sinh lây nhiễm do mẹ bầu mắc bệnh khi mang thai
Bên cạnh đó, bệnh giang mai bẩm sinh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác như:
Có thể sinh non, trẻ sơ sinh bị nhẹ cân.
Trẻ bị thiếu máu, vàng da, gan lách to và không phát triển.
Hệ thống thần kinh phát triển bất thường gây ra biến chứng viêm não.
>> Xem thêm: Hình ảnh loét giang mai ở nam và nữ
Nhận biết các biểu hiện của bệnh giang mai bẩm sinh
Trẻ nhỏ mắc giang mai bẩm sinh đôi khi sẽ không có những dấu hiệu bất thường, bởi vì sức khỏe của trẻ khá yếu nên các triệu chứng lâm sàng sẽ rất khó để phát hiện ngay từ đầu. Chỉ có các biểu hiện do di chứng của bệnh giang mai bẩm sinh để lại khi các tổn thương từ trong bào thai đã liền sẹo trở lại như: mũi tẹt, thủng vòm miệng, xương chày lưỡi kiếm, trán dô,…
Theo thời gian, các biểu hiện của bệnh giang mai bẩm sinh sẽ dần xuất hiện rõ ràng hơn và được chia thành 2 giai đoạn cụ thể là giang mai bẩm sinh sớm và giang mai bẩm sinh muộn.
Biểu hiện của bệnh giang bẩm sinh sớm
Giang mai bẩm sinh sớm thường xuất hiện ở trẻ từ 3 tháng – 2 tuổi. Đối với trường hợp này nếu trẻ không tử vong khi chào đời sẽ có thể gặp phải một số biểu hiện bất thường như:
Xuất hiện các nốt phỏng nước, bong da ở lòng bàn tay, bàn chân.
Xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm phế quản, viêm phổi,…
Gan và lá lách to hơn bình thường.
Trẻ nhẹ cân và có hệ thống xương khớp phát triển bất thường.
Triệu chứng nhận biết của bệnh giang mai bẩm sinh
Biểu hiện của bệnh giang mai bẩm sinh muộn
Bệnh khởi phát ở trẻ từ 2 tuổi trở lên và mang tính chất tương tự của bệnh giang mai thời kỳ 3. Lúc này, trẻ nhỏ sẽ có các triệu chứng điển hình như:
Suy giảm thính lực hoặc điếc bẩm sinh do tổn thương hệ thần kinh thính giác.
Viêm não, viêm giác mạc, viêm xương khớp.
Bị cùn răng cửa, hàm trên ngắn và hàm dưới nhô ra bên ngoài.
Nổi bướu trên trán, cơ thể trẻ nhỏ xuất hiện các mụn giang mai và củ giang mai bất thường.
Bệnh giang mai bẩm sinh có chữa trị được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh giang mai bẩm sinh có thể chữa được nếu phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị hiệu quả. Tùy thuộc vào từng mức độ bệnh lý và tình trạng sức khỏe mà các chuyên gia sẽ đề xuất phác đồ điều trị, phù hợp hiệu quả nhất.
Điều trị bệnh giang mai bẩm sinh đối với phụ nữ mang thai
Khi thai phụ bị nhiễm bệnh khi đang mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh Penicillin bằng đường uống và duy trì uống liên tục trong vòng 10 ngày. Thai phụ cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bên ngoài để hạn chế tối đa các biến chứng và tác dụng phụ có thể phát sinh. Với một số trường hợp, thai phụ có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh dưới dạng tiêm qua cơ bắp hoặc truyền qua đường tĩnh mạch (tùy vào mức độ bệnh lý).
Bệnh giang mai bẩm sinh nên được thăm khám và điều trị từ sớm
Điều trị giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Thông thường, trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh Penicillin trong vòng 10 ngày. Nếu trẻ bị dị ứng với Penicillin, bác sĩ chuyên khoa có thể theo dõi và giảm liều lượng thuốc hoặc có thể sử dụng loại kháng sinh khác để thay thế.
Trường hợp trẻ sơ sinh bị mất hoặc suy giảm thính lực có thể sử dụng kết hợp giữa Penicillin và Corticosteroid để điều trị.
Trường hợp trẻ mắc giang mai bẩm sinh bị suy giảm thị giác có thể được chỉ định điều trị kết hợp bằng thuốc Corticosteroid và Atropin.
>> Xem thêm: Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Cách phòng chống bệnh giang mai bẩm sinh cho thai nhi
Thai nhi sẽ không mắc giang mai bẩm sinh nếu nếu mẹ bầu không nhiễm xoắn khuẩn giang mai trong thai kỳ. Do đó mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe và biết cách tự phòng chống bệnh giang mai với một số lưu ý dưới đây:
Quan hệ tình dục an toàn “1 vợ – 1 chồng” để tránh lây nhiễm bệnh.
Nên thực hiện kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân và thăm khám phụ khoa định kỳ để sàng lọc các bệnh xã hội và đảm bảo an toàn khi mang thai và sinh con.
Nếu thai phụ mắc bệnh giang mai trong thai kỳ thì nên đi thăm khám sớm để các chuyên gia có cách can thiệp hiệu quả để tránh lây nhiễm hoặc không để lại hậu quả nguy hiểm cho thai nhi sau này.
Vận động nhẹ, tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ và nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh giang mai cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác phát sinh.
Hy vọng với bài viết được Phòng khám Đa khoa Lê Lợi chia sẻ trên đây đã giúp quý bạn đọc Tìm hiểu bệnh giang mai bẩm sinh là gì? Mọi thắc mắc liên quan cần giải đáp hãy vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua Hotline: 039.863.8725 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ chi tiết nhất.