Rạch tầng sinh môn là thủ thuật thực hiện tại khu vực giữa cửa âm đạo và hậu môn, nhằm mục đích làm cho âm đạo mẹ bầu mở lớn để sinh con thuận lợi, dễ dàng hơn. Sau khi rạch tầng sinh môn, các mẹ bỉm cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để quá trình hồi phục diễn ra tốt hơn. Vậy, sản phụ sau khâu tầng sinh môn nên kiêng ăn gì và nên ăn gì? Cùng theo dõi bài viết sau.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu | Rạch và khâu tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn (còn gọi là đáy chậu) có vị trí ở khu vực giữa đùi kéo dài từ âm đạo đến tử cung. Tầng sinh môn gồm tất cả các phần mềm, cơ và dây chằng bịt lỗ dưới sườn chậu

Rạch và khâu tầng sinh môn là thủ thuật được thực hiện xuyên qua khu vực giữa cửa âm đạo và hậu môn. Mục đích của việc rạch tầng sinh môn là làm cho âm đạo mở lớn để sinh con được thuận lợi.

Rạch tầng sinh môn hiện được thực hiện ở 2 dạng:

icon mũi tên cam Đường giữa: Rạch một vết theo chiều dọc từ cửa dưới âm đạo về phía trực tràng. Loại phẫu thuật tầng sinh môn này thường nhanh lành nhưng có thể dễ bị rách và phải kéo dài vào khu vực trực tràng.

icon mũi tên cam Đường chếch: Vết cắt được thực hiện ở góc 45 độ từ cửa dưới âm đạo sang hai bên. Loại phẫu thuật tầng sinh môn này không có nguy cơ gây tổn thương cho các mô xung quanh nhưng gây mất máu nhiều hơn.

Rạch và khâu tầng sinh môn là gì?

Rạch và khâu tầng sinh môn là gì?

Thủ thuật rạch tầng sinh môn được chỉ định cho các trường hợp nào?

icon mũi tên đỏ Những đối tượng sinh con lần đầu có tầng sinh môn giãn nở kém.

icon mũi tên đỏ Thai non tháng, thai có nguy cơ bị ngạt thở.

icon mũi tên đỏ Khu vực đáy chậu bị viêm hoặc phù nề, viêm âm đạo.

icon mũi tên đỏ Thai nhi có các chỉ số to toàn bộ hoặc đầu to hay có một số kiểu sổ bất thường như: sổ chẩm cùng, ngôi mặt, ngôi mông.

icon mũi tên đỏ Thai phụ nhiễm độc thai kỳ, mắc các bệnh tim, tiền sản giật, cao huyết áp,…

icon mũi tên đỏ Cơn co tử cung không đủ mạnh cũng cần rạch tầng sinh môn.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

[Góc giải đáp] Sản phụ sau khâu tầng sinh môn nên kiêng ăn gì?

Như đã chia sẻ, mẹ bỉm cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng sau khi khâu tầng sinh môn để nhanh phục hồi. Vậy, sản phụ sau khâu tầng sinh môn nên kiêng ăn gì? Các chuyên gia y tế cho biết, mẹ bỉm cần tránh những thực phẩm sau đây khi vết thương chưa lành hẳn:

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Mẹ bỉm sau khi khâu tầng sinh môn cần kiêng các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ như: Món chiên, xào,… cũng như thực phẩm có hàm lượng chất béo cao. Bởi vì các món này có khá nhiều năng lượng nhưng lại cung cấp ít chất dinh dưỡng nên gây ra tác động tiêu cực đến vết thương ở tầng sinh môn.

Thực phẩm cay, nóng

Sau khi thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn, các mẹ cần hạn chế các món ăn cay nóng. Bởi những đồ ăn cay, nóng sẽ kích thích đến vết thương và gây sưng đỏ khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng.

Thực phẩm khó tiêu, dai và cứng

Sau khi khâu tầng sinh môn nên kiêng ăn gì? Bác sĩ cho biết, sau khi thực hiện thủ thuật nữ giới cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu hóa, dai, cứng. Nếu mẹ bỉm ăn nhiều những thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày, gây táo bón và làm cơ thể cực kỳ mệt mỏi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như vết thương ở tầng sinh môn.

Sản phụ sau khâu tầng sinh môn nên kiêng ăn gì?

Sản phụ sau khâu tầng sinh môn nên kiêng ăn gì?

Thực phẩm nhiều đường

Những thực phẩm nhiều đường cũng cần loại bỏ trong khẩu phần ăn của người sau khi khâu tầng sinh môn. Vì các thực phẩm này sẽ làm quá trình lành vết thương bị chậm lại. Không những vậy còn có thể dẫn đến những biến chứng khác ở vết khâu.

Thực phẩm gây dị ứng và gây sẹo

Để lý giải sau khi khâu tầng sinh môn nên kiêng ăn gì thì các thực phẩm gây dị ứng và hình thành sẹo cần được bỏ qua. Trong đó bao gồm các loại thực phẩm như gạo nếp, cua, tôm, rau muống, trứng, thịt bò,… có khả năng gây dị ứng hay khiến vết thương hở miệng và khó lành hơn. Thậm chí, nếu không kiêng cữ những thực phẩm này sẽ gây sẹo xấu cho “cô bé”.

Thực phẩm lên men

Các thực phẩm lên men như sữa chua, dưa chua, giấm táo,… cũng cần được kiêng cữ. Bởi các thực phẩm này sẽ kéo dài tổn thương khiến vết thương khó lành.

Chất kích thích, rượu, bia

Danh sách sau khi khâu tầng sinh môn nên kiêng ăn gì bao gồm luôn cả các chất kích thích hay đồ uống chứa cồn như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Khâu tầng sinh môn nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Bên cạnh việc khâu tầng sinh môn nên kiêng ăn gì? Nữ giới cũng cần nắm rõ những thực phẩm cần bổ sung để vết thương nhanh lành, ít viêm nhiễm hay tiết dịch mủ. Cụ thể:

icon mũi tên tím Bổ sung thực phẩm chứa vitamin B12, sắt, axit folic giúp thúc đẩy việc hình thành và sản sinh các tế bào hồng cầu cũng như các mô mỡ.

icon mũi tên tím Bổ sung các loại thịt giàu đạm, protein để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.

icon mũi tên tím Bổ sung các thực phẩm, trái cây tươi giàu vitamin A, C, E để vết thương nhanh lành và tăng quá trình hình thành các tế bào collagen.

icon mũi tên tím Bổ sung thực phẩm giàu kẽm giúp cơ thể tổng hợp protein, collagen và các loại chất béo cần thiết để chữa lành các vết thương.

icon mũi tên tím Bổ sung tinh bột nguyên cám từ gạo lứt, gạo tẻ, các loại hạt,… để cải thiện hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể.

>>> Xem thêm: Cách xử lý khi vết khâu tầng sinh môn bị hở

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Hướng dẫn cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

Song song với việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, nữ giới cần chăm sóc vết thương cẩn thận bằng cách:

Hướng dẫn cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

Hướng dẫn cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

icon check xanh lá Vệ sinh vùng kín và vết thương sạch sẽ, nhẹ nhàng.

icon check xanh lá Sau khâu tầng sinh môn cần kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết thương lành hẳn.

icon check xanh lá Hạn chế vận động mạnh và khi đi lại nhẹ nhàng, chú ý nghỉ ngơi nhiều trong thời gian đầu để tăng lưu thông máu đến tầng sinh môn.

icon check xanh lá Áp dụng các bài tập sàn chậu thường xuyên để thúc đẩy lành vết thương.

icon check xanh lá Sử dụng trang phục rộng, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt tránh gây bí bách cho vùng kín.

icon check xanh lá Thay băng vệ sinh thường xuyên và đảm bảo không làm tổn thương đến vết khâu ở tầng sinh môn.

icon mũi tên đỏicon mũi tên đỏicon mũi tên đỏ Trong trường hợp nếu thấy vết khâu tầng sinh môn xuất hiện những biểu hiện bất thường như sưng đau, chảy máu, tiết dịch, ngứa ngáy,… Cần liên hệ đến Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh những ảnh hưởng về sau.

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ sản phụ sau khâu tầng sinh môn nên kiêng ăn gì và nên ăn gì? Nếu còn điều gì vướng mắc, hãy gọi đến Hotline: 039.863.8725 hoặc trao đổi với nhân viên qua bảng >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để biết thêm thông tin chi tiết về thủ thuật khâu tầng sinh môn.