Nội dung
Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát là biểu hiện bất thường có thể gặp phải ở cả nam và nữ. Khi gặp phải vấn đề này cần phải xác định chính xác nguyên nhân để có hướng điều trị hiệu quả nhất, tránh phát sinh vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng tham khảo bài viết Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát là biểu hiện của bệnh gì? được chia sẻ dưới đây để làm rõ vấn đề này.
[Giải đáp] Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát là biểu hiện bệnh gì?
Đi ngoài ra máu là tình trạng khi đi vệ sinh (đại tiện) xuất hiện máu đi kèm, máu có thể lẫn trong phân hoặc chảy ra ngoài. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân bệnh lý và mức độ thương tổn mà màu máu và số lượng máu chảy ra sẽ khác nhau.
Một số trường hợp, đi ngoài ra máu rất ít, chỉ thấm một chút vào giấy vệ sinh nhưng cũng có nhiều trường hợp máu chảy ồ ạt, thành từng dòng lớn. Kèm theo đó là dù đại tiện ra máu nhưng người bệnh lại không cảm thấy khó chịu hay đau rát.
Chính vì đi ngoài ra máu nhưng không đau rát khiến nhiều người trở nên chủ quan mà không hề hay biết rằng đây là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm cần thăm khám và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể như:
Cảnh báo các bệnh lý đại tràng
Đại tràng hay còn được gọi là ruột già là phần cuối của ống tiêu hóa thực hiện chức năng tiêu hóa, hấp thụ nước, muối khoáng và tạo khuôn phân. Do đó mà tình trạng đi ngoài ra máu nhưng không đau là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đại tràng, điển hình như viêm đại tràng và polyp đại tràng.
Đối với bệnh viêm đại tràng cấp tính gây đau bụng dưới, sốt cao, đại tiện ra máu màu đỏ tươi hoặc đen nhưng không đau. Nếu không điều trị hiệu quả có thể dẫn đến áp xe hậu môn, hẹp đại tràng.
Đối với bệnh polyp đại tràng, người bệnh chỉ có một biểu hiện duy nhất là đi ngoài ra máu nhưng không gây đau rát. Ngoài ra không gây đau đớn hay có bất cứ biểu hiện nào khác. Ở giai đoạn này các khối polyp có thể sa ra ngoài, gây chảy máu nhiều hơn. Nếu không điều trị hiệu quả có thể biến chứng thành ung thư, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
>> Xem thêm: Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ
Trĩ được xem là bệnh lý phổ biến nhất khi nhắc đến triệu chứng bất thường đi ngoài ra máu nhưng không đau rát. Đối với người mắc bệnh trĩ nội ở giai đoạn nhẹ, số lượng máu chảy ra sẽ rất ít, chỉ thấm một ít trên giấy vệ sinh. Tuy nhiên thời gian càng kéo dài sẽ làm cho kích thước búi trĩ to lên máu chảy nhiều hơn sau mỗi lần đại tiện, thậm chí đứng hoặc ngồi quá lâu cũng gây chảy máu hậu môn.
Do các búi trĩ nội nằm ở cuối trực tràng và không có dây thần kinh cảm giác. Do đó không gây đau đớn và khó chịu cho người mắc bệnh. Trường trường hợp đại tiện ra máu do bị bệnh trĩ nếu không được can thiệp hiệu quả sẽ khiến cho người bệnh bị mất máu, suy nhược cơ thể, viêm nhiễm vùng hậu môn.
Đi ngoài ra máu không đau rát cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
Viêm, nứt kẽ hậu môn
Khi mới khởi phát bệnh, viêm nứt kẽ hậu môn gây chảy máu khi đi ngoài nhưng không đau. Thời gian kéo dài mức độ đau rát và chảy máu hậu môn xuất hiện ngày càng nhiều, việc điều trị lúc này cũng gặp phải nhiều khó khăn hơn.
Thiếu máu cục bộ
Bệnh lý này xảy ra khi lượng máu dẫn đến ruột bị suy giảm do mạch máu bị tắc nghẽn hoặc bị chặn khiến máu khó lưu thông. Tình trạng thiếu máu cục bộ thường gặp nhiều nhất ở ruột già và ruột non.
Khi thiếu máu cục bộ người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu; đi ngoài ra máu nhưng không đau rát; gây rối loạn tâm thần nếu bệnh lý xuất hiện ở người cao tuổi. Đây là bệnh lý nghiêm trọng không nên xem thường với các biến chứng nguy hiểm như hệ tiêu hóa hoạt động kém, làm hỏng mô ruột và nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Bệnh Crohn
Đây là tình trạng tổn thương ruột gây viêm đường tiêu hóa nghiêm trọng. Điều này dẫn đến đau bụng và tiêu chảy. Người bệnh có thể nhận biết bệnh này qua các triệu chứng như sốt. mệt mỏi, tiêu chảy, đi ngoài ra máu nhưng không đau, không có cảm giác thèm ăn hoặc ăn không ngon miệng. Bệnh lý tiến triển nghiêm trọng có thể lây lan đến các mô, gây suy nhược cơ thể, thậm chí phát sinh biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.
>> Xem thêm: Nứt kẽ hậu môn đi ngoài ra máu có phải bệnh nặng không?
Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát khi nào cần thăm khám?
Các chuyên gia khuyến cáo nếu gặp phải tình trạng đi đại tiện ra máu nhưng không đau cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, xác định nguyên nhân bệnh lý và áp dụng phương pháp điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Cần thăm khám sớm để có phương pháp điều trị hiệu quả
Cần thăm khám ngay khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện như sau:
Xuất huyết kéo dài bất thường hơn 2 – 3 tuần.
Đi ngoài ra máu tươi nhưng không thấy đau rát.
Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, sụt cân bất thường.
Đau bụng, căng cứng hoặc sờ thấy khối u vùng bụng.
Táo bón, đại tiện nhiều hơn bình thường
Rò rỉ phân và đại tiện không thể kiểm soát.
Sau khi thăm khám, tùy vào từng nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu nguyên nhân sinh lý và bệnh lý nhẹ, chưa có biến chứng nguy hiểm có thể điều trị bằng thuốc, thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày cho phù hợp nhất. Trường hợp bệnh lý nghiêm trọng có thể áp dụng các phương pháp điều trị ngoại khoa như tiểu phẫu, phẫu thuật để điều trị.
Phòng khám đa khoa Lê Lợi đã giải đáp Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát là biểu hiện của bệnh gì? được chia sẻ qua bài viết trên đây. Nếu cần giải đáp hoặc tư vấn sức khỏe hãy liên hệ ngay qua Hotline: 039.863.8725 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ chi tiết nhất.