Nếu lỡ mắc bệnh giang mai và không được phát hiện, điều trị sớm sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Thông qua cách nhận biết bệnh giang mai qua từng giai đoạn được chia sẻ trong phạm vi bài viết sau, hy vọng sẽ giúp người bệnh sớm nhận biết được bản thân mắc bệnh hay không.

   Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

  [Chia sẻ] cách nhận biết bệnh giang mai qua từng giai đoạn

  Giang mai (có tên gọi tiếng anh Syphilis) là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Thông thường, xoắn khuẩn giang mai có thể sống ở môi trường bình thường khoảng 5 giờ đồng hồ và bị tiêu diệt hoàn toàn trong môi trường kiềm – axit.

  Được biết, bệnh giang mai diễn biến qua nhiều năm, thậm chí có thể kéo dài đến 30 năm hoặc cả cuộc đời. Đây là căn bệnh diễn biến vô cùng phức tạp vì xoắn khuẩn Treponema pallidum phát triển qua nhiều giai đoạn.

  Giang mai nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến xoắn khuẩn xâm nhập vào lục phủ ngũ tạng. Trong đó, các cơ quan quan trọng nhất là da, tim mạch, thần kinh trung ương để lại hậu quả nặng nề.

  Để có biện pháp can thiệp kịp thời, sau đây là các cách nhận biết bệnh giang mai điển hình nhất.

  Giai đoạn 1 – Giai đoạn các “săng” giang mai

  Giai đoạn này xảy ra sau khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể, có thời gian ủ bệnh từ 4 tuần hoặc 3 tháng. Cách nhận biết bệnh giang mai sẽ dựa vào các dấu hiệu như:

   Xuất hiện những nốt săng nông, thường có hình tròn hoặc bầu dục, không mủ, không ngứa, không vảy, không đau, nền cứng và màu đỏ tươi.

   Ở nữ giới, các săng giang mai xuất hiện tại vị trí môi nhỏ, môi lớn, âm đạo, cổ tử cung. Ở nam giới, săng giang mai nằm tại đầu dương vật, bìu, rãnh quy đầu. Ngoài ra, các săng giang mai xuất hiện ở miệng nếu người bệnh quan hệ tình dục kiểu oral sex.

  ✼ Sau 3 – 6 tuần, các vết săng có thể tự biến mất. Tuy nhiên, trên thực tế xoắn khuẩn đã di chuyển vào máu và chuẩn bị cho giai đoạn phát bệnh tiếp theo.

  Giai đoạn 2 – Thời kỳ nhiễm trùng máu

   Cách nhận biết bệnh giang mai ở giai đoạn này đã dễ dàng hơn với những nốt ban màu hồng, không ngứa, không đau. Vị trí thường xuất hiện nhất ở bụng, lưng, mạng sườn, bả vai, tứ chi,…

   Tại các vùng nóng ấm của cơ thể, chẳng hạn như hậu môn, âm hộ, bao quy đầu, nách,… xuất hiện nhiều nốt sẩn nổi lên bề mặt da.

   Có dấu hiệu mắc các bệnh viêm khớp, viêm xương, viêm dây thần kinh thị giác và nổi hạch ở bẹn.

   Người bệnh có thể trạng suy yếu, sức đề kháng giảm kèm theo biểu hiện sốt, ớn lạnh, đau đầu, kém ăn, mất ngủ,…

  Tương tự như bệnh ở giai đoạn 1, các nốt ban này sẽ tự biến mất trong khoảng từ 3 – 6 tuần và người bệnh mất cảnh giác cho rằng bệnh đã tự khỏi. Nhưng thực chất, các xoắn khuẩn đang đi vào giai đoạn ủ bệnh.

  Cách nhận biết bệnh giang mai qua từng giai đoạn

  Giai đoạn ủ bệnh – Giang mai kín

  Cách nhận biết bệnh giang mai ở giai đoạn ủ bệnh dường như khó khăn hơn. Vì trong giai đoạn này, bệnh không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Để phát hiện ra bệnh, chỉ có thể dựa vào huyết thanh của người bệnh.

  Tùy theo từng trường hợp, giai đoạn giang mai kín có thể kéo dài từ 1 hoặc nhiều năm. Thậm chí cả suốt đời người bệnh không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát khoảng 1/3 số người mắc bệnh sang năm thứ 3 sẽ thấy các triệu chứng của giang mai giai đoạn 3.

  Giai đoạn 3 – Giang mai giai đoạn cuối

  Giai đoạn 3 thường xảy ra sau giai đoạn 1 khoảng 3 – 15 năm tùy vào cơ địa của từng người. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, giang mai ở giai đoạn này được chia thành 3 loại: Củ giang mai, giang mai thần kinh và giang mai tim mạch. Các cách nhận biết bệnh giang mai ở giai đoạn này đó là:

   Củ giang mai

  + Thường cư trú ở da, niêm mạc, mắt, hệ tiêu hóa, gan,…. Trong đó, vị trí thường gặp là mặt, da đầu, miệng và bộ phận sinh dục của người bệnh.

  + Củ giang mai thường không đối xứng, nổi cao trên bề mặt da, hình nhẫn, hình cung, hoặc vòng vèo, trơn, không gây ngứa, không đau, có khi có vảy như vảy nến.

  + Trường hợp củ giang mai di chuyển vào các cơ quan quan trọng bên trong cơ thể sẽ gia tăng tỷ lệ tử vong cao.

   Giang mai thần kinh

  + Các xoắn khuẩn giang mai liên tục phát triển sẽ ăn sâu vào trung khu thần kinh, dây thần kinh, tủy sống và não bộ. Tình trạng này kéo dài sẽ gây viêm màng não, viêm não, viêm dây thần kinh.

  + Cách nhận biết bệnh giang mai thần kinh đó là triệu chứng đau đầu kinh niên, choáng váng, đau khớp, mắt mờ, cơ bắp không có lực, tụt huyết áp, rối loạn tiết niệu. Thậm chí có không ít trường hợp bị bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần.

   Giang mai tim mạch

  + Giang mai tim mạch thường xuất hiện sau giai đoạn 10 – 20 năm. Người bệnh sẽ thấy đau tim không rõ nguyên nhân, tim (mạch) đập nhanh, huyết áp tăng giảm bất thường.

  + Biến chứng giang mai tim mạch gây giãn cơ tim, hở động mạch vành, phồng động mạch chủ. Một số trường hợp nặng hơn gây vỡ động mạch nếu không được điều trị kịp thời.

       Xem thêm: Những hình ảnh bệnh giang mai gây ám ảnh

   Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

  Hỗ trợ điều trị bệnh giang mai bằng phương pháp khoa học tại Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi

  Thông qua các cách nhận biết bệnh giang mai, người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh. Việc khám chữa bệnh kịp thời sẽ hạn chế được các biến chứng nguy hiểm. Qua đó, đảm bảo chức năng sinh sản và một sức khỏe toàn diện.

  Tại Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi, chúng tôi hiện ứng dụng nhiều phương pháp khoa học để loại bỏ xoắn khuẩn giang mai đó là:

  Hỗ trợ điều trị bệnh giang mai tại Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi

  Phương pháp nội khoa

  Được biết, xoắn khuẩn giang mai có khả năng phân bào nhanh, độ kháng thuốc cao. Chính vì thế mà việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ giúp kiểm soát tốt được bệnh ở giai đoạn ủ bệnh. Từ đó, ức chế quá trình sinh sản, kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả.

  Để có tính hiệu quả cao, khi dùng thuốc người bệnh nên đảm bảo tiến độ, cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, tránh bỏ dở liệu trình hoặc thay thế bằng các loại thuốc khác khi chưa được sự cho phép từ bác sĩ điều trị.

  Phương pháp miễn dịch cân bằng

  Phương pháp miễn dịch cân bằng là phương pháp mới và hiện đại nhất được áp dụng cho trường hợp bệnh nặng. Lúc này, bác sĩ sẽ kết hợp với gene sinh vật để điều tiết chức năng miễn dịch trong cơ thể với mục đích đạt hiệu quả chữa bệnh toàn diện, thời gian điều trị ngắn, hạn chế bệnh tái phát đến mức thấp nhất.

  Ưu điểm của phương pháp miễn dịch cân bằng

   Chẩn đoán chính xác nhờ sử dụng thiết bị y tế hiện đại, kỹ thuật tiên tiến.

   Loại bỏ hiệu quả mầm bệnh nhờ tác dụng trực tiếp lên ổ bệnh, các ion thuốc tác động toàn diện, nhanh chóng loại bỏ mầm bệnh.

   Tăng cường sự miễn dịch của cơ thể người bệnh, hồi phục sức sống tế bào bị tổn thương và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.

   Khống chế xoắn khuẩn giang mai bằng cách phá huỷ cấu trúc GENE và khống chế sự phát triển của chúng.

  Hiện Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi là một trong các địa chỉ y tế uy tín chuyên hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh giang mai. Ngoài phương pháp điều trị bệnh khoa học, phòng khám còn ứng dụng kỹ thuật chẩn đoán bệnh tiên tiến, môi trường y tế khang trang, bác sĩ có trình độ tay nghề cao sẽ nhiệt tình hỗ trợ giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn.

  Trên đây là những thông tin chia sẻ về các cách nhận biết bệnh giang mai qua từng giai đoạn. Để biết được bản thân mắc bệnh giang mai hay không, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa qua bảng >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi đến Hotline: 039.863.8725 để biết thêm thông tin chi tiết cũng như đặt hẹn thăm khám nhanh chóng.