Giang mai ở phụ nữ có thai là hiện tượng không hiếm gặp. Thậm chí, tình trạng này còn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Để khắc phục hiệu quả, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách điều trị giang mai ở phụ nữ có thai an toàn nhất hiện nay.

   Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

  Triệu chứng thường gặp của bệnh giang mai khi mang thai

  Giang mai là bệnh xã hội mang tính hệ thống, biểu hiện qua nhiều giai đoạn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể người. Điển hình như da, niêm mạc, hạch ở giai đoạn sớm và các biến chứng lên hệ thần kinh, tim mạch, xương khớp ở giai đoạn trễ.

  Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh giang mai do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Đây là một loại vi khuẩn kị khí và còn được gọi với cái tên “xoắn khuẩn giang mai”.

  Xoắn khuẩn Treponema pallidum chủ yếu gây bệnh ở người thông qua tiếp xúc trực tiếp như quan hệ tình dục không an toàn. Một số ít trường hợp gặp phải vi khuẩn do lây nhiễm thông qua con đường gián tiếp như hôn, tiếp xúc với vết xước ở da, qua truyền máu hay dùng chung bơm tiêm.

  Đặc biệt, giang mai ở phụ nữ mang thai là tình trạng hết sức nguy hiểm. Khi thai phụ mắc bệnh sẽ lây truyền từ mẹ sang con. Kèm theo đó là những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng trực tiếp đến thai kỳ và trẻ sơ sinh.

  Nếu không sớm tìm kiếm cách điều trị giang mai ở phụ nữ có thai an toàn, cả mẹ bầu và thai nhi sẽ đối mặt với những hệ lụy không mong muốn.

  Các triệu chứng bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai:

  Diễn biến của bệnh giang mai rất khó lường và có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Bởi căn bệnh này còn được gọi là “kẻ giả mạo vĩ đại”. Nếu không sớm can thiệp, giang mai kéo dài nhiều năm và diễn tiến qua từng giai đoạn với các triệu chứng như:

   Giang mai thời kỳ I thường xuất hiện với các biểu hiện săng giang mai và hạch nơi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập.

   Giang mai thời kỳ II thường xuất hiện với các biểu hiện hồng ban ở da và toàn thân. Ngoài ra, thai phụ còn có các triệu chứng khác như nổi hạch bạch huyết, sốt, đau đầu, sụt cân, đau cơ, đau bụng và rụng tóc.

   Khi các triệu chứng thời kỳ I và II tự khỏi, bệnh giang mai sẽ bước vào giai đoạn tiềm ẩn. Ở giai đoạn này, nếu muốn xác định chính xác bản thân có mắc bệnh hay không, người bệnh cần xét nghiệm huyết thanh để tìm kháng thể giang mai dương tính dù không có triệu chứng nào.

   Đặc biệt, bệnh giang mai tiềm ẩn sớm thường diễn ra dưới 2 năm. Còn bệnh giang mai tiềm ẩn muộn thường kéo dài trên 2 năm.

   Sau khoảng thời gian “ngủ quên”, có thể từ vài năm đến vài chục năm, bệnh giang mai bùng phát trở lại nặng nề hơn. Đây được gọi là giang mai thời kỳ III. Biểu hiện thời kỳ III là tổn thương lan rộng toàn thân với biến chứng giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và gôm giang mai.

   Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

  Giang mai ở phụ nữ có thai thường gây ra biến chứng gì?

  Nếu việc điều trị giang mai ở phụ nữ có thai diễn ra không đúng cách, sai thời điểm thì nguy cơ truyền nhiễm xoắn khuẩn giang mai sang trẻ là rất cao. Phần lớn, các trường hợp giang mai lây từ mẹ sang con trong thai kỳ vì vi khuẩn có thể di chuyển qua bánh nhau.

  Ngoài ra, giang mai cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh ngả âm đạo nếu em bé có tiếp xúc trực tiếp với săng hay dịch tiết có chứa xoắn khuẩn giang mai. Lúc này, em bé sinh ra sẽ mắc giang mai bẩm sinh.

  Giang mai ở phụ nữ có thai thường gây ra biến chứng gì?

  Đối với phụ nữ có thai

  Giang mai ở phụ nữ có thai thường gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

   Gây sảy thai và thai lưu.

   Gây sinh non.

   Thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung. Hoặc thai trong tử cung không tăng hay tăng không đạt chuẩn về chiều dài và cân nặng.

   Nhẹ cân, thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng

   Gặp bất thường về bánh nhau hay dây rốn.

   Một số biến chứng khác của giang mai đó là: Phù thai (báng bụng, tràn dịch màng phổi, phù da đầu hay toàn thân), gan to và phù nhau.

        Xem thêm: Những hình ảnh bệnh giang mai ở miệng

  Đối với thai nhi

  Ngoài ra, bệnh còn gây ảnh hưởng đến thai nhi với các biến chứng khôn lường như:

    Trường hợp giang mai bẩm sinh sớm:

   Gây ra triệu chứng phát ban bóng nước, mụn nước hay các đốm, mảng màu đồng tại lòng bàn tay, bàn chân hay các chấm xuất huyết.

   Xuất hiện tình trạng nổi hạch toàn thân, gan lách to và vàng da.

   Cũng có thể là các vết nứt tại môi, mũi, miệng và vùng hăm tã, mũi chảy dịch nhầy màu vàng đặc trưng lẫn máu khiến trẻ bị nghẹt mũi nghiêm trọng.

   Nặng hơn, trẻ bị viêm màng não, não úng thủy, co giật hay trẻ bị thiểu năng trí tuệ.

   Trẻ cũng có thể bị viêm xương khớp, đặc biệt là xương dài và xương sườn hoặc viêm xương giả liệt.

    Trường hợp giang mai bẩm sinh muộn:

   Biểu hiện của bệnh xuất hiện sau 2 năm đầu đời với triệu chứng điển hình ở vùng mũi, vách ngăn, tổn thương vòm miệng và màng cứng. Từ đó, dễ dẫn đến dị dạng xương như xương chày hình kiếm.

   Dễ bị teo nhãn cầu hoặc đôi khi dẫn đến mù.

   Gây viêm giác mạc kẽ, tổn thương mắt và thường xuyên tái phát dẫn đến sẹo giác mạc.

   Trẻ bị điếc giác quan và tổn thương răng cũng là biến chứng thường gặp.

  Hậu quả của bệnh giang mai để lại là rất lớn. Nhất là những trường hợp phụ nữ có thai. Để ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm kể trên, hãy nhanh chóng tham khảo các cách điều trị giang mai ở phụ nữ có thai tại các đơn vị y tế uy tín.

   Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

  Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi – Địa chỉ cung cấp giải pháp điều trị giang mai ở phụ nữ có thai an toàn nhất

  Bạn đang phân vân không biết nên thăm khám và điều trị giang mai ở phụ nữ có thai ở đâu an toàn thì hãy đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi. Nơi đây là một trong số ít những địa chỉ y tế uy tín, chất lượng với việc cung cấp giải pháp trị bệnh tân tiến bậc nhất.

  Đến với chúng tôi, thai phụ sẽ được thăm khám, kiểm tra, xét nghiệm kỹ càng. Dựa vào kết quả có được, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị dựa theo 2 phương pháp chính sau:

  Giải pháp điều trị giang mai ở phụ nữ có thai an toàn nhất

  Điều trị giang mai bằng thuốc

  Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định dùng kháng sinh đặc hiệu để ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai. Đồng thời, hạn chế các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

  Tuy nhiên, cơ thể mẹ bầu khá nhạy cảm khi dùng thuốc. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, thai phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ theo đúng hướng dẫn. Tránh trường hợp tự ý mua thuốc về nhà sử dụng khiến bệnh tình và sức khỏe ngày càng đe dọa.

  Ngoài ra, nếu thuốc tây có một vài thành phần gây hại cho cơ thể, bác sĩ sẽ phối hợp với liệu pháp đông tây y bổ trợ cho nhau với chung một mục đích đó là điều trị giang mai.

  Điều trị giang mai bằng miễn dịch cân bằng:

  Phương pháp miễn dịch cân bằng là phương pháp điều trị giang mai ở phụ nữ có thai an toàn và hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại.

  Được biết, miễn dịch cân bằng là phương pháp có sự kết hợp với gene sinh vật giúp điều trị xoắn khuẩn giang mai một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đồng thời, phương pháp này còn điều tiết chức năng miễn dịch cơ thể và hạn chế nguy cơ bệnh phát triển trở lại.

   Các ưu điểm phương pháp miễn dịch cân bằng:

   Can thiệp sâu vào tổ chức mầm bệnh, khống chế được sự phát triển của xoắn khuẩn.

   Các ion trong thuốc giúp tác động trực tiếp lên ổ bệnh giúp tiêu diệt mầm bệnh và phục hồi chức năng của các cơ quan.

  ✛ Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, tái tạo lại tế bào mới.

  Trên đây là những thông tin liên quan đến cách điều trị giang mai ở phụ nữ có thai an toàn nhất. Nếu muốn được đặt lịch thăm khám nhanh chóng, hãy trao đổi qua bảng >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi vào Hotline: 039.863.8725 để biết thêm thông tin chi tiết.