Bệnh trĩ hay dân gian còn gọi là lòi dom. Bệnh trĩ được chia làm hai loại: trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh trĩ là do giãn mạch ở thành hậu môn, trực tràng. Do tăng áp lực hoặc là vì thành tĩnh mạch suy yếu. Khi tĩnh mạch phình giãn sẽ làm máu ứ đọng và tạo thành cấu trúc búi. Xảy ra ở phía dưới hoặc trên đường lược.
Các yếu tố dẫn tới bệnh trĩ
– Thói quen ăn uống: Người bị bệnh trĩ thường có chế độ ăn uống ít chất xơ, uống ít nước, dùng nhiều cà phê, lạm dụng bia rượu, ăn nhiều đồ cay nóng, dùng thức ăn khó tiêu dễ gây táo bón.
– Rối loạn tiêu hóa mãn tính: Biểu hiện rối loạn tiêu hóa mãn tính như tiêu chảy, lị, táo bón kéo dài. Điều này sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn, gây suy yếu – phình giãn thành mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
– Lười vận động, béo phì: Khi cân nặng quá mức sẽ làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn. Thói quen lười vận động, làm tĩnh mạch bị suy yếu, giãn phình, ứ máu và tạo thành cấu trúc dạng búi.
– Ảnh hưởng trong các giai đoạn sinh lý: Có thể do ảnh hưởng của một số giai đoạn sinh lý như mang thai, hành kinh, sinh nở, rối loạn nội tiết tố.
Chẩn đoán bệnh trĩ
Những biểu hiện của bệnh trĩ có thể nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa dưới và ung thư trực tràng. Ngoài ra, bệnh trĩ còn có biểu hiện của một số bệnh lý khác. Vì vậy, trước khi can thiệp chữa trị, bác sĩ chuyên môn sẽ thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như:
– Thăm khám lâm sàng, xem xét các triệu chứng cơ năng, tiền sử sức khỏe của người bệnh, gia đình.
– Tiến hành nội soi để xác định chân búi trĩ, để loại trừ các khả năng như polyp đại tràng, ung thư đại tràng.
– Ngoài ra, bác sĩ sẽ có thể sinh thiết mô hoặc khám tổng quát để loại trừ các khả năng xảy ra.
Tiêu chảy thường được biết đến là triệu chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến mà hầu hết ai cũng từng mắc phải ít nhất 1 lần nhưng tiêu chảy ra máu...
Đa phần trĩ nội sẽ không xuất hiện rõ ràng ở cấp độ 1 khiến nhiều người chủ quan không coi trọng việc chữa trĩ nội cấp độ 1 dẫn đến nhiều...
Tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài nhưng không đau rất hiếm gặp nhưng vẫn khiến nhiều người lo lắng, vì không rõ búi trĩ lòi ra ngoài nhưng không đau có...
Trong số 3 loại trĩ phổ biến thì trĩ nội khó nhận biết nhất nên việc phát hiện bệnh khi đã bước vào độ 2 hoặc 3 khá phổ biến. Điều này...
Tình trạng nổi hạch ở hậu môn khiến nhiều người lo lắng không biến bản thân đang bị gì và có nguy hiểm không? Thấu hiểu nỗi lo đó, bác sĩ chuyên...
Thực tế mổ apxe quanh hậu môn chỉ là bước đầu giúp người bệnh thoát khỏi nguy hiểm, bước tiếp theo sẽ đòi hỏi sự khéo léo trong việc chăm sóc sức...
Áp xe hậu môn nằm trong nhóm bệnh hậu môn trực tràng nguy hiểm nhưng vẫn còn nhiều trường hợp mơ hồ về dấu hiệu apxe quanh hậu môn dẫn đến việc...
Dùng thuốc bôi trĩ titanoreine có hiệu quả không? Hiện có nhiều loại thuốc bôi chữa bệnh trĩ. Một trong số đó được nhắc đến nhiều nhất chính là thuốc titanoreine. Vậy,...
Bác sĩ cho tôi hỏi, bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không ạ? Tháng trước, vì xuất hiện những triệu chứng khó chịu ở vùng hậu môn nên tôi đã thăm...
Một trong những câu hỏi được mẹ bầu quan tâm nhất hiện nay đó là bệnh trĩ sinh thường được không? Việc lựa chọn phương pháp sinh nở là yếu tố quan...