Nội dung
Bệnh mụn rộp ở môi hay còn gọi là Herpes môi là bệnh lý truyền nhiễm do virus HSV gây ra và làm phát sinh nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe người bệnh. Cùng tìm hiểu bài viết Bệnh mụn rộp ở môi có đặc điểm gì? Cần làm gì khi mắc bệnh để biết cách nhận biết và xử lý hiệu quả nếu gặp phải.
Nguyên nhân gây bệnh mụn rộp ở môi cần lưu ý
Các chuyên gia cho biết, bệnh mụn rộp do virus herpes simplex – viết tắt là HSV gây ra. Trong đó HSV – 1 được nhận định là nguyên nhân của hơn 80% trường hợp gây bệnh mụn rộp ở môi. Bệnh lý này có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Virus này tồn tại bên trong cơ thể người bệnh và dễ dàng lây nhiễm sang cho người khác qua tiếp xúc thân mật như hôn, quan hệ tình dục bằng miệng, hoặc lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp như dùng chung đồ dùng cá nhân, mỹ phẩm, ăn uống và sinh hoạt chung.
Mụn rộp ở môi do virus HSV gây ra
Lưu ý, bệnh mụn rộp ở môi có thể khắc phục các triệu chứng hiệu quả, tuy nhiên lại không thể loại bỏ hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc mụn rộp ở môi có khả năng tái mặc dù đã được điều trị.
Bệnh lý có khả năng tái phát cao nếu gặp phải các yếu tố thuận lợi như:
Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vùng môi.
Đang điều trị răng miệng hoặc bị tổn thương ở vùng nướu, môi.
Cơ thể thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi.
Bị suy giảm hệ miễn dịch do bệnh lý hoặc dị ứng.
Đã từng thực hiện thẩm mỹ ở vùng môi, làm cho hệ miễn dịch tại vùng da này bị suy giảm.
Mang thai hoặc mất cân bằng nội tiết tố do rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
>> Xem thêm: Mụn rộp ở môi có nguy hiểm không?
[Giải đáp thắc mắc] Bệnh mụn rộp ở môi có đặc điểm gì?
Sau khi virus HSV xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ không có các triệu chứng bất thường. Các triệu chứng bệnh mụn rộp ở môi nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện trong những lần tái phát tiếp theo. Người bệnh có thể nhận biết bệnh lý và điều trị kịp thời nếu cơ thể xuất hiện các đặc điểm sau:
Môi cảm thấy ngứa rát râm ran, gây nhiều khó chịu.
Sau đó vùng miệng và trên viền môi hoặc má và bên trong khoang miệng sẽ xuất hiện các vết mụn rộp có màu đỏ, bên trong chứa dịch mủ, gây đau rát, ngứa ngáy.
Sau 1 – 2 tuần, các nốt mụn sẽ bị vỡ ra, chảy kèm dịch mủ, sau đó kết vảy lại sau vài ngày.
Xuất hiện một số các triệu chứng khác như sưng hạch ở cổ, sốt cao, đau họng.
Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh mụn rộp ở môi
Bên cạnh đó, người bệnh mụn rộp ở môi cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu có các triệu chứng như:
Mụn ở môi không hết sau 2 tuần.
Sốt cao không dứt, khó thở, khó nuốt.
Mắt đỏ và chảy kèm dịch.
Bệnh Herpes môi tái phát thường xuyên.
Cách điều trị hiệu quả bệnh mụn rộp ở môi
Các chuyên gia cho biết hiện nay không có cách trị bệnh Herpes môi khỏi hoàn toàn mà chỉ có phương pháp giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh lý diễn biến phức tạp hơn. Tùy thuộc vào nguyên nhân phát sinh và mức độ nặng nhẹ của bệnh lý mà các chuyên gia sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể như:
Thuốc kháng sinh dạng uống
Bệnh mụn rộp ở môi có thể được điều trị bằng việc dùng thuốc uống kháng sinh, điển hình như acyclovir và valacyclovir. Nên đặc biệt lưu ý vì đây là các loại thuốc kê đơn nên cần tuân theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp bệnh lý thường xuyên tái phát và thuốc không đạt hiệu quả như mong muốn, các chuyên gia có thể chỉ định dùng thuốc với liều lượng cao hơn.
Dùng thuốc mỡ hoặc kem bôi
Thuốc mỡ hoặc kem bôi kháng sinh có tác dụng giảm các cơn đau ngứa và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương hiệu quả. Thông thường, thuốc penciclovir và kem bôi Docosanol được chỉ định sử dụng để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng và hiệu quả.
Phương pháp điều trị bệnh mụn rộp ở môi hiệu quả
Một số phương pháp điều trị tại nhà
Để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh lý, người bệnh cũng có thể tự chữa bệnh mụn rộp môi tại nhà bằng một số phương pháp như:
Dùng đá lạnh (bọc trong vài) chườm lên vết loét 20 phút có thể giúp giảm đau rát hiệu quả, nên thực hiện 3 lần/ ngày.
Dùng nước súc miệng chứa baking soda để làm dịu cơn đau miệng.
Uống nhiều nước lọc để tránh bị mất nước, tăng khả năng hồi phục bệnh.
Tránh dùng các loại thực phẩm có vị chua như cam, quýt, chanh.
>> Xem thêm: Chữa mụn rộp sinh dục tại nhà có thật sự hiệu quả?
Phòng bệnh mụn rộp ở môi bằng cách nào?
Người bệnh có thể giảm tần suất tái phát bệnh herpes ở môi với các lưu ý đơn giản như sau:
Không tiếp xúc thân mật như hôn môi, quan hệ tình dục với người mắc bệnh mụn rộp sinh dục và bệnh mụn rộp ở môi.
Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh hoặc người nghi ngờ nhiễm bệnh.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa sạch tay thường xuyên, tạo không gian sống sạch để ngăn ngừa vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh.
Tránh tiếp xúc trực tiếp quá lâu với ánh sáng mặt trời, có thể sử dụng khẩu trang nếu buộc phải ra ngoài.
Không dùng các loại thực phẩm kích thích bệnh tái phát và dễ gây dị ứng khi sử dụng.
Thăm khám định kỳ hoặc ngay khi có các triệu chứng bệnh lý bất thường xuất hiện để có biện pháp điều trị hiệu quả.
Hy vọng với bài viết được Phòng khám đa khoa Lê Lợi chia sẻ trên đây đã giải đáp chi tiết các thắc mắc Bệnh mụn rộp ở môi có đặc điểm gì? Cần làm gì khi mắc bệnh. Mọi vấn đề liên quan cần giải đáp hoặc tư vấn vui lòng liên hệ nhanh với chúng tôi qua Hotline: 039.863.8725 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ chi tiết và miễn phí.