Nội dung
Bệnh trĩ khiến người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu kể cả khi ngồi lẫn vận động, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Tư thế ngồi đúng cách vừa có tác dụng ngăn ngừa trĩ vừa hạn chế cảm giác khó chịu, hạn chế bệnh tiến triển phức tạp hơn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ các Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ để giảm đau, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Lý giải nguyên nhân ngồi nhiều dễ mắc bệnh trĩ
Trước khi giải đáp các tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ cần nắm rõ nguyên nhân vì sao ngồi nhiều lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Trĩ là tình trạng tĩnh mạch bên trong trực tràng hoặc bên ngoài hậu môn bị sưng to do ứ trệ tuần hoàn cấp máu cho hậu môn, gây ra triệu chứng đau rát, đi đại tiện ra máu, sưng hậu môn, sa búi trĩ,…
Ngồi nhiều có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ
Theo nghiên cứu cho thấy, các đối tượng có đặc thù công việc ngồi nhiều, ít di chuyển, vận động hoặc đứng quá lâu như nhân viên văn phòng, giáo viên, công nhân sản xuất dây chuyền, phụ nữ mang thai,… sẽ có tỉ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn các đối tượng khác.
Các chuyên gia giải đáp, ngồi nhiều có thể dễ mắc bệnh trĩ do:
Tạo áp lực lên tĩnh mạch và cơ vòng hậu môn
Ngồi nhiều sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn. Khi này toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn xuống hậu môn làm cho các cơ hậu môn phải chịu sức nâng đỡ lớn, áp lực tại tĩnh mạch cũng nhiều hơn. Nếu tình trạng tiếp tục kéo dài sẽ khiến cho các tĩnh mạch trĩ bị căng giãn, chùng nhão, tạo điều kiện cho máu dễ tụ lại, hình thành búi trĩ.
Cản trở quá trình lưu thông máu
Ngồi nhiều trong thời gian dài và lặp lại liên tục có thể làm ngăn cản quá trình lưu thông máu tại hậu môn – trực tràng. Đây là nguyên nhân khiến cơ vòng hậu môn yếu đi, dễ gây ra tình trạng táo bón, hình thành bệnh trĩ.
Giảm quá trình trao đổi chất
Vận động ít, ngồi nhiều cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, quá trình đào thải các chất cặn bã ra ngoài bị ảnh hưởng. Nếu ngồi trong phòng điều hòa nhưng có thói quen uống ít nước sẽ khiến cho chất thải rắn hơn, phân khó được đẩy ra ngoài nên người bệnh phải dùng sức rặn mạnh – nguyên nhân hình thành bệnh trĩ.
>> Xem thêm: Cần nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh trĩ để điều trị kịp thời
Các tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ để giảm đau
Việc điều chỉnh tư thế ngồi đúng cách sẽ giúp người bệnh vừa thoải mái hơn, giảm đau hiệu quả vừa ngăn chặn bệnh trĩ tiến triển nghiêm trọng hơn, cụ thể như:
Tư thế ngồi đại tiện đúng cách
Các chuyên gia cho biết ngồi xổm là tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ khi đi đại tiện (lưng và đùi tạo thành góc 35- 40 độ). Với tư thế này, phần nhu động ruột của người bệnh sẽ được giữ thẳng, đại tiện dễ dàng hơn và tình trạng đi ngoài ra máu cũng được giảm thiểu đáng kể.
Nếu sử dụng bồn cầu bệt thì có thể kê thêm ghế khi đi vệ sinh. Chú ý ghế phải có chiều cao vừa phải sao cho khi cúi người, đầu gối sẽ chạm vào vùng ngực tạo thành hình chữ V. Tư thế này giúp phân được thải ra ngoài nhanh hơn và giảm áp lực lên tĩnh mạch trĩ khi đi đại tiện.
Sử dụng đệm lót
Ngồi lâu trên các loại ghế gỗ, ghế nhựa là nỗi ám ảnh dành cho người mắc bệnh trĩ. Do đó, người bệnh nên sử dụng thêm đệm lót mềm xốp lót dưới ghế ngồi để có thể thoải mái hơn, hạn chế đau rát do cọ xát búi trĩ.
Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ
Không ngồi vệ sinh quá lâu
Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ – Việc duy trì thói quen sử dụng điện thoại hay đọc sách báo khi đi đại tiện là nguyên nhân làm bệnh trĩ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó việc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh có thể tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Để khắc phục hiệu quả, người bệnh cần lưu ý:
Nên tập trung khi đi đại tiện, không sử dụng điện thoại hay đọc sách báo.
Không nên kiềm chế đi vệ sinh khi có nhu cầu để tránh làm trầm trọng bệnh lý và gây ra tình trạng táo bón.
Dành thời gian để vận động
Duy trì việc ngồi quá lâu khi đi đại tiện sẽ khiến cho máu huyết bị ứ đọng lâu ngày, khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy thay vì ngồi xuyên suốt trong quá trình làm việc, nên dành thời gian để di chuyển, vận động để hỗ trợ tuần hóa máu. Ngoài ra, người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, khiêu vũ để hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, tăng cường trao đổi chất, giảm áp lực xuống hậu môn.
>> Xem thêm: Chữa bệnh trĩ đi ngoài ra máu bằng cách nào
Lời khuyên của chuyên gia
Nếu người bệnh phát hiện cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường như ngứa ngáy hậu môn, xuất huyết khi đại tiện, hình thành búi trĩ,… cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị hiệu quả.
Phòng khám Đa khoa Lê Lợi được biết đến là một trong những cơ sở Y tế điều trị bệnh trĩ uy tín tại Vinh được nhiều người tin tưởng lựa chọn bởi nhiều ưu điểm như sau:
Đội ngũ chuyên gia giỏi: Quy tụ các bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, trực tiếp hỗ trợ thăm khám, điều trị mang đến hiệu quả cao, dứt điểm bệnh lý nhanh chóng.
Trang thiết bị hiện đại: Chú trọng đầu tư máy móc, trang thiết bị, dụng cụ Y tế hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài để hỗ trợ tối ưu hiệu quả điều trị. Các trang thiết bị đều được vệ sinh, khử khuẩn để đảm bảo an toàn khi đưa vào hoạt động.
Phương pháp điều trị tiên tiến: Tùy vào tình trạng bệnh lý mà các chuyên gia sẽ tư vấn phương pháp chữa trĩ hiệu quả như dùng thuốc, phẫu thuật cắt trĩ (PPH, HCPT).
Phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả, an toàn
Dịch vụ chất lượng cao: Phòng khám xây dựng mô hình thăm khám “1 bác sĩ -1 bệnh nhân” giúp bệnh nhân thoải mái hơn trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó thông tin cá nhân và hồ sơ bệnh án của người bệnh cũng được bảo mật an toàn.
Chi phí điều trị hợp lý: Tất cả các khoản phí điều trị trĩ được niêm yết theo bảng giá của Bộ Y tế và được thông báo chi tiết với người bệnh trước khi tiến hành điều trị.
Hy vọng qua bài viết được chia sẻ dưới đây đã giúp bạn đọc biết thêm thông tin về Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ để giảm đau. Mọi thắc mắc liên quan cần giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Fanpage, gọi đến Hotline: 039.863.8725 hoặc nhấp vào bảng chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ chi tiết.