Nội dung
Khó sinh, băng huyết, thai nhi bị dị tật,… là những biến chứng nguy hiểm khi bị tiểu đường thai kỳ. Để kịp thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm và hỗ trợ điều trị hiệu quả, sau đây là những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ bầu cần lưu ý.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Trước khi tìm hiểu một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, mẹ bầu cần hiểu được khái niệm tiểu đường thai kỳ là gì?
Theo tổ chức WTO, tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là tình trạng rối loạn quá trình dung nạp glucose ở bất cứ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong thời gian mang thai.
Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ tuần thứ 24 tới tuần thứ 28 của thai kỳ. Vì khi mang thai, hệ nội tiết sinh sản sẽ tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất insulin. Từ đó, làm cho cơ thể mẹ bầu không đủ mức insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng.
Thay vì chuyển tới các tế bào, lượng đường không được chuyển hóa sẽ tích tụ trong máu và gây nên bệnh lý tiểu đường thai kỳ. Phần lớn tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện trong thời gian mang thai rồi biến mất sau sinh và để lại nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng nên mẹ bầu cần chủ động thăm khám, điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Tuyến tụy là cơ quan sản xuất ra insulin giúp điều hòa lượng đường có trong máu. Khi mang thai, nhu cầu về năng lượng của cơ thể mẹ bầu tăng cao nên lượng đường cũng phải nhiều hơn.
Cơ thể mẹ bầu khi đó sẽ tự điều tiết sản xuất thêm lượng insulin nhằm giải quyết lượng đường tăng cao đó. Tuy nhiên, không phải thai phụ nào cũng có quá trình sản xuất ra insulin thuận lợi.
Đồng thời trong suốt giai đoạn mang thai, nhau thai tạo ra nội tiết tố giúp thai nhi phát triển nên việc tiết insulin sẽ bị ảnh hưởng. Các loại nội tiết này cũng gây ra một số rủi ro và làm tăng nguy cơ kháng insulin. Lúc này, khi tuyến tụy không sản sinh đủ insulin cần thiết khiến cho lượng đường huyết trong máu tăng cao sẽ gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ bầu phải lưu ý
Trên thực tế, các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối thường dễ nhầm vẫn với một số bệnh lý khác. Hầu hết, các trường hợp chỉ phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ sau khi thăm khám tổng quát và tầm soát bệnh tật.
Tuy nhiên, nếu sản phụ trang bị cho mình đủ kiến thức về căn bệnh này thì có thể dễ dàng nhận biết một số dấu hiệu mắc bệnh dưới đây:
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ bầu cần lưu ý
Mẹ bầu luôn cảm thấy khát nước
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối đầu tiên được nhắc đến đó là tình trạng mẹ bầu thường xuyên cảm thấy khát nước. Điều này được lý giải là do các cơ quan trong cơ thể phải hoạt động nhiều để đào thải lượng đường nên sẽ khiến mẹ bầu mất đi phần lớn lượng nước. Để bù lại, cơ thể mẹ bầu sẽ cảm thấy khát nước liên tục.
Cân nặng giảm nhanh chóng
Khi cơ thể mẹ bầu không thể sản xuất đủ lượng insulin để chuyển hóa glucose nên sẽ bị thiếu hụt năng lượng trầm trọng. Thay vào đó, cơ thể sẽ sử dụng năng lượng tích trữ từ các cơ quan và tế bào khác để đáp ứng nhu cầu hoạt động thể chất của cơ thể người mẹ. Do đó, đây chính là lý do khiến các mẹ bầu bị sụt cân nhanh chóng trong thời điểm bệnh tiểu đường thai kỳ diễn ra.
Đi tiểu nhiều lần
Đây là một trong những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối tiếp theo thường thấy nhất. Vì khi mắc phải căn bệnh này, cơ thể thai phụ không có đủ insulin để thực hiện quá trình chuyển hóa glucose có trong máu.
Do đó, tình trạng trên sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng cao một cách bất thường và các cơ quan khác phải hoạt động liên tục để hỗ trợ cải thiện tình hình. Lúc này, thận sẽ nhận được tín hiệu và bắt đầu đào thải lượng đường có trong máu thông qua đường nước tiểu đi ra bên ngoài. Chính vì vậy mà sản phụ mang thai thường xuyên cảm thấy muốn đi vệ sinh hơn so với thông thường.
Vùng kín mẹ bầu bị viêm nhiễm
Vùng kín bị viêm nhiễm là biểu hiện phổ biến khi mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do hệ miễn dịch suy yếu và không đủ khả năng chống lại các tác nhân gây hại. Khi bị viêm nhiễm vùng kín trong thời gian này, mẹ bầu thường gặp phải biểu hiện đau rát và khí hư ra nhiều kèm theo mùi hôi cực khó chịu.
Thị giác gặp một số vấn đề bất thường
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối cuối cùng được nhắc đến đó là thị giác mẹ bầu gặp vấn đề bất thường. Khi lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài, mắt sản phụ có thể bị mờ dần theo thời gian và trở nên nặng hơn nếu tình trạng vẫn cứ tiếp diễn. Do đó, mẹ bầu cần thăm khám, kiểm tra nếu thấy những dấu hiệu bất thường xảy ra ở mắt.
>>> Xem thêm: Mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì tốt cho thai nhi?
Cảnh báo biến chứng nguy hiểm khi bị tiểu đường thai kỳ
Theo chia sẻ từ các chuyên gia y tế, tiểu đường thai kỳ là căn bệnh khá nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi. Nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.
Biến chứng ở mẹ bầu
➜ Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối thường tăng tỷ lệ sinh non hơn so với những trường hợp khác do không kiểm soát được glucose.
➜ Bệnh làm tăng nguy cơ lưu thai, đa ối, nhiễm trùng đường tiết niệu hay các vấn đề liên quan đến thận.
➜ Mẹ bầu dễ bị cao huyết áp gây tiền sản giật và sản giật, tai biến mạch máu não,…
➜ Nhiễm khuẩn niệu, viêm đài bể thận cấp hoặc gây nhiễm trùng ối.
➜ Gây ảnh hưởng đến thị lực, hệ thần kinh,…
Biến chứng tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu
Biến chứng ở thai nhi
Thai phụ bị đái tháo đường còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho thai nhi như:
➜ Thai phát triển to quá mức.
➜ Gây ra các bệnh lý ở trẻ sơ sinh như vàng da, các bệnh liên quan đến đường hô hấp,…
➜ Thai bị dị tật bẩm sinh, thai lưu, thai kém phát triển.
Mẹ bầu nên làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối?
Khi bị tiểu đường thai kỳ, hầu hết mẹ bầu thường hoang mang, lo lắng không biết làm thế nào để khắc phục? Theo các chuyên gia y tế, khi nghi ngờ bản thân bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần chủ động thăm khám, kiểm tra để có biện pháp xử lý hiệu quả.
Tại Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi, nhờ sử dụng hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và mức độ tổn thương do tiểu đường thai kỳ gây ra. Sau đó, dựa vào kết quả có được bác sĩ sẽ hướng dẫn thai phụ đẩy lùi tiểu đường thai kỳ bằng việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế đường tinh luyện, carbohydrate và thường xuyên tập luyện thể dục nhẹ nhàng.
Bên cạnh đó, một số trường hợp tiểu đường thai kỳ nặng, thai phụ có thể dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc được dùng do bác sĩ điều trị kê đơn. Do đó, thai phụ tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là những thông tin giúp mẹ bầu nắm rõ các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối. Hy vọng qua bài viết này mẹ bầu có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe thai kỳ khỏe mạnh. Nếu còn điều gì vướng mắc cần được hỗ trợ, vui lòng liên hệ đến Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi theo Hotline: 039.863.8725 hoặc trao đổi qua bảng >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để biết thêm thông tin chi tiết.