Nội dung
Triệu chứng đi cầu ra máu thực tế không phải là hiện tượng quá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên ít người thực sự nắm được triệu chứng đi cầu ra máu là dấu hiệu của bệnh gì? Thế nên, chúng tôi sẽ dành bài viết sau để giới thiệu đến bạn đọc những căn bệnh gây ra triệu chứng đi cầu ra máu.
[GIẢI ĐÁP] Triệu chứng đi cầu ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?
Triệu chứng đi cầu ra máu thường xuyên xảy ở người bị táo bón có thói quen rặn mạnh khi đi đại tiện. Hơn nữa, triệu chứng này còn xuất hiện ở các bệnh lý hậu môn – trực tràng phổ biến như:
●Bệnh Trĩ: Theo thống kê cho biết khoảng gần 30% trường hợp đi ngoài ra máu tươi là do bệnh trĩ gây ra. Cơ chế gây dấu hiệu đi cầu ra máu do bệnh trĩ có thể hiểu đơn giản là đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức hình thành búi trĩ. Các búi trĩ này sẽ được nuôi dưỡng nhờ dòng máu giàu oxy chảy vào và lắng đọng trong khoang trống trong búi trĩ. Lúc người bệnh rặn khi đại tiện thì phân sẽ chà sát mạnh vào búi trĩ để trượt ra ngoài, ép máu tươi lắng trong búi trĩ chảy ra theo phân dẫn đến đi cầu ra máu ở bệnh trĩ.
Bệnh trĩ được chia làm 2 dạng cơ bản gồm trĩ nội và trĩ ngoại, nếu những biểu hiện của bệnh trĩ nội cấp độ 1 có tình trạng ra máu dính trên phân sau khi đi cầu thì trĩ ngoại ra máu nặng hơn kèm theo chất nhầy và bùi trĩ nằm dưới đường lược. Dấu hiệu đi cầu ra máu do bệnh trĩ cần hỗ trợ chữa trị sớm để tránh biến chứng thiếu máu, cơ thể vô lực, nhiễm khuẩn, hoại tử búi trĩ, tắc mạch trĩ, sa nghẹt búi trĩ, thậm chí ung thư đại trực tràng.
●Nứt kẽ hậu môn: Bệnh là tình trạng ống hậu môn xuất hiện nhiều vết nứt, nếu phân đi qua sẽ khiến vết nứt căng giãn lớn dẫn đến chảy máu. Bên cạnh đó, bệnh nhân nứt kẽ hậu môn còn gặp phải các triệu chứng như đau rát hậu môn, xuất hiện dịch nhầy dính ở vết nứt, hậu môn ngứa ngáy khó chịu. Đối tượng dễ bị nứt kẽ hậu môn là người bị táo bón kéo dài, khi đi nặng sẽ vô tình gây áp lực cho vùng hậu môn dẫn đến các vết rách gây sưng đau, chảy máu kèm viêm nhiễm.
●Polyp đại trực tràng: Tình trạng đi cầu ra máu ở bệnh này, máu không lẫn vào phân mà phủ trên bề mặt phân và phân loãng hơn bình thường. Nếu polyp đại trực tràng để lâu sẽ dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm, trong đó phải lưu ý tình trạng hậu môn ra máu liên tục dù không đi cầu chứng tỏ khối polyp đã rất lớn. Đa phần polyp thường lành tính nhưng không ít trường hợp chuyển thành ung thư trực tràng đe dọa tính mạng.
●Sa trực tràng: Đó là tình trạng 1 phần hay toàn bộ thành trực tràng bị lộn lại và lòi ra khỏi ống hậu môn mỗi khi người bệnh đi đại tiện. Trong quá trình lộn lại kết hợp với sự chà sát từ phân khiến thành trực tràng rỉ máu đến hiện tượng đi cầu ra máu tươi. Bên cạnh đó, bệnh này còn có các dấu hiệu như buồn đi đại tiện nhiều lần trong ngày, bị mót đại tiện, trực tràng sa ra ngoài bị khó chịu, nếu vệ sinh không đúng cách và chữa trị trễ sẽ gây nhiễm trùng trực tràng. Đa phần sa trực tràng là do viêm đại tràng mãn tính, sỏi bàng quang, do thường xuyên phải lao động quá sức, cơ nâng hậu môn hoặc cơ đáy chậu bị suy yếu,v..v.
●Bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Người bệnh đi cầu ra ít máu, máu lẫn vào phân kèm cảm giác đau bụng, bị tiêu chảy, buồn nôn và số lần đại tiện nhiều hơn. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm khuẩn rất dễ lầm với bệnh đường tiêu hóa khác nên việc tự nhân diện là rất khó cần đến sự can thiệp của chuyên gia cùng thiết bị y khoa.
Nhìn chung đi cầu ra máu tươi không phải bệnh nhưng chính là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm cần hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt.
Liệu triệu chứng đi cầu ra máu có thể chữa tại nhà?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đi cầu ra máu mà người bệnh có thể cân nhắc chữa tại nhà hoặc đến bệnh viện để được chăm sóc y tế bài bản. Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý một số mẹo chữa đi cầu ra máu tươi mà bạn có thể tham khảo áp dụng.
⇝Tập lại thói quen ăn uống khoa học: Thay vì nạp vào cơ thể những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, chất kích thích, hãy bổ sung nhiều nước và rau xanh cùng hoa quả tươi hàng ngày. Chất xơ giúp trữ nước trong đường ruột, làm mềm phân và kích thích nhu động ruột co bóp đẩy phân ra ngoài. Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm nhuận tràng gồm khoai lang, rau lang, mồng tơi, chuối, giúp cho phân đi qua hậu môn dễ dàng.
⇝Sử dụng các vị thuốc dân gian: Bao gồm rau diếp cá, lá bỏng, lá thiên lý, hoa hòe,v..v. đều có tác dụng thanh nhiệt, làm mát từ bên trong, cầm máu, chống viêm nhiễm. Hơn nữa, người bị đi cầu ra máu có thể lấy lá diếp cá ăn sống hoặc đun nước uống hàng ngày.
⇝Luyện tập thể chất đúng cách: Thông qua các hoạt động thể lực vừa sức gồm đi bộ, chạy chậm, tập yoga, ngồi thiền,v..v. giúp cơ thể tăng khả năng tuần hoàn máu và trao đổi chất. Từ đó, người bệnh tránh được các bệnh lý hậu môn – trực tràng, đặc biệt là chứng đi cầu ra máu. Bạn nên dành ra ít nhất 30p mỗi ngày cho các hoạt động thể chức nâng cao sức khỏe.
⇝Vệ sinh hậu môn sạch sẽ – đúng cách: Việc vệ sinh hậu môn cực kỳ cần thiết, đặc biệt là sau khi đi đại tiện, tuyệt đối không dùng giấy thô ráp lau hậu môn. Hơn nữa, bạn cũng cần tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một khung giờ cố định, không ngồi quá lâu hoặc làm việc khác chi phối việc đại tiện và tránh rặn mạnh.
Nhìn chung các cách trị đi cầu ra máu tại nhà vừa nêu chỉ có tác dụng đối với bệnh ở giai đoạn đầu hoặc giúp chống viêm nhiễm chứ không mang đến hiệu quả toàn diện. Nên chúng tôi luôn khuyên người bệnh hãy nhanh chóng đến trung tâm y tế chuyên khoa thăm khám tìm ra đúng nguyên nhân từ đó mới có cơ sở lên phác đồ chữa trị phù hợp.
Biện pháp chữa triệu chứng đi cầu ra máu hiệu quả tại Lê Lợi
Khi bạn gặp phải hiện tượng đi cầu ra máu tươi bất thường có thể đến ngay Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi để để tiến hành kiểm tra và làm xét nghiệm cần thiết. Hiện tại, phòng khám đang cung cấp dịch vụ kiểm tra trọn gói các bệnh về hậu môn – trực tràng hiệu quả cho tất cả các đối tượng.
Điều này giúp người bệnh vừa tiết kiệm chi phí vừa phát hiện nhanh tác nhân gây bệnh cũng như tiếp cận hàng loạt biện pháp chữa trị đa dạng. Đa Khoa Lê Lợi hiện đang đưa vào ứng dụng linh hoạt các phương thức chữa tình trạng đi cầu ra máu tươi như:
♦Uống thuốc theo đơn chỉ định: Dựa vào dạng bệnh cùng mức độ mà chuyên gia sẽ kê đơn thuốc gồm thuốc tây y hoặc đông tây y phù hợp với cơ địa của từng người.
Thuốc sẽ có tác dụng làm lành các tổn thương, giảm sưng đau, ngứa rát khó chịu, tránh tình trạng lở loét nặng, từ đó bảo vệ thành tĩnh mạch hậu môn và ngăn ngừa nguy cơ bệnh chuyển xấu.
♦Thực hiện thủ thuật ngoại khoa: Trong đó phải kể đến 2 kỹ thuật tiên tiến gồm thuật xâm lấn tối thiểu bằng sóng điện cao tần -HCPT và máy kẹp cắt trĩ đa năng – PPH. 2 biện pháp này mang đến hiệu quả tối ưu, thực hiện nhanh chóng, tránh sẹo lồi, không đau,v..v.
➭➭Bên trên là các thông tin giải đáp nghi vấn triệu chứng đi cầu ra máu là dấu hiệu của bệnh gì? Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy liên hệ với Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi qua 3 cách như gửi tin nhắn đến Facebook, gọi qua Hotline: 039.863.8725 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để nhận được hỗ trợ.