Nội dung
Trĩ ngoại là bệnh lý diễn biến phức tạp trải qua nhiều giai đoạn. Trong đó, trĩ ngoại cấp độ 1 là giai đoạn đầu tiên thường được nhắc đến. Vậy, trĩ ngoại cấp độ 1 có tự khỏi không? Nếu muốn tìm kiếm câu trả lời chính xác, hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung bài viết sau.
Trĩ ngoại cấp độ 1: Nguyên nhân và biểu hiện nhận biết chính xác
Theo số liệu thống kê, hiện có hơn 45% các trường hợp là nam và nữ giới mắc bệnh trĩ ngoại. Bệnh được hình thành từ các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn, gấp khúc phía dưới đường lược, từ đó tạo thành búi trĩ.
Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ rất dễ dàng. Ngược lại, nếu bệnh được phát hiện muộn, dĩ nhiên việc điều trị sẽ rất khó khăn.
Vậy nên, ở giai đoạn đầu bệnh trĩ ngoại thường không gây biến chứng, nguy hiểm nào. Nhưng nếu để bệnh kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại khôn lường. Do đó, việc tìm kiếm các nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết của bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 sẽ giúp người bệnh chủ động trong việc điều trị cũng như phòng tránh.
Những nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 cần biết
Trĩ ngoại xảy ra là do các nguyên nhân điển hình sau:
➱ Do chế độ ăn uống: Nếu thường xuyên ăn uống không lành mạnh như ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, dùng nhiều chất kích thích. Bên cạnh đó lại ăn ít rau quả, uống ít nước sẽ gây đại tiện khó và từ đó hình thành bệnh trĩ ngoại.
➱ Do sinh hoạt: Ngồi lâu một chỗ, làm việc nặng, đại tiện lâu, nhịn đại tiện, cũng được xem là nguyên nhân gây ra bệnh.
➱ Do táo bón lâu ngày: Trĩ ngoại còn xuất hiện ở người bị táo bón lâu ngày khiến người bệnh phải cố gắng rặn mỗi khi đi vệ sinh. Nếu kéo dài, điều này sẽ làm căng giãn quá mức các tĩnh mạch hậu môn và dễ làm xuất hiện búi trĩ.
➱ Do các nguyên nhân khác: Người bị bệnh béo phì, người bị viêm trực tràng, nữ giới mang thai,… cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh trĩ ngoại.
Những nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại không ngờ
Nhận biết bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 qua các dấu hiệu điển hình
Trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại độ 1 thường gặp phải các triệu chứng như:
❋ Ở mỗi lần đại tiện, người bệnh sẽ thấy ra máu hơi dính trên giấy vệ sinh hoặc có thể lẫn trong phân nhưng rất khó nhận biết.
❋ Hậu môn luôn bị ẩm ướt, ngứa rát rất khó chịu.
❋ Hậu môn bị sưng, nóng rát, căng tức và gây đau khi đại tiện. Khi dùng tay chạm vào sẽ cảm nhận sự xuất hiện của búi trĩ, có kích thước rất nhỏ.
❋ Cơ thể người bệnh hay có dấu hiệu mệt mỏi, căng thẳng.
Để chẩn đoán chính xác bệnh trĩ ngoại cấp độ 1, người bệnh nên sớm liên hệ với cơ quan chuyên khoa uy tín để được thăm khám, kiểm tra kịp thời.
***Xem thêm: Bị trĩ nhẹ có tự khỏi không?
Giải đáp thắc mắc: Trĩ ngoại cấp độ 1 có tự khỏi không?
Vấn đề đang được nhiều người quan tâm nhất chính là bệnh trĩ ngoại độ 1 có tự khỏi không? Phần lớn những trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 đều có tâm lý chủ quan và cho rằng bệnh tự khỏi mà không cần tiến hành điều trị.
Thế nhưng, theo sự nghiên cứu của đội ngũ chuyên gia – bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng cho biết: Đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu nếu không nhanh chóng khắc phục bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng. Nghĩa là, người bệnh có nguy cơ mắc phải trĩ ngoại độ 2, 3, 4. Đồng thời phát sinh nhiều tác hại nguy hiểm.
Các biến chứng mà người bệnh thường gặp đó là:
Trĩ ngoại cấp độ 1 có tự khỏi không?
✎ Gây thiếu máu nghiêm trọng do người bệnh thường xuyên đi đại tiện ra máu. Ban đầu máu chỉ xuất hiện khá ít trên giấy vệ sinh nhưng theo thời gian, bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn máu sẽ nhỏ giọt hoặc chảy thành tia.
✎ Hậu môn luôn bị ẩm ướt, khó chịu tại khu vực này khiến cơ thể bứt rứt, khó chịu và mệt mỏi. Lâu dần, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái tâm lý phức tạp.
✎ Thường xuyên có cảm giác đau rát và khó chịu mỗi khi đi đại tiện, khó đại tiện hơn so với lúc chưa mắc bệnh nên người bệnh phải rặn mạnh. Khi phân cọ xát vào ống hậu môn và búi trĩ sẽ gây tổn thương, trầy xước và làm xuất hiện cơn đau rát khó chịu, từ đó khiến người bệnh ngại đại tiện về sau.
✎ Tùy theo từng ca bệnh, các cơn đau có thể phát sinh và gây khó chịu ngay cả khi đi đứng hoặc ngồi một chỗ.
✎ Suy giảm ham muốn tình dục khiến đời sống vợ chồng gặp nhiều trở ngại. Thậm chí, khi tình trạng này xảy ra sẽ gia tăng biến chứng vô sinh.
✎ Làm nghẹt búi trĩ, tắc mạch búi trĩ ngoại có kích thước lớn hoặc làm ung thư trực tràng khi bệnh kéo dài.
TÓM LẠI: Đối với trường hợp bị trĩ ngoại cấp độ 1 có tự khỏi không? Chúng tôi có thể khẳng định rằng bệnh sẽ không khỏi nến không được can thiệp điều trị bằng phương pháp khoa học. Do đó, ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ mắc bệnh, hãy nhanh chóng lựa chọn cơ sở chuyên khoa uy tín, đảm bảo chất lượng để được thăm khám và đưa ra lời khuyên hữu ích.
Thăm khám và điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 tại Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi
Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi là một trong những cơ sở điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả. Nơi đây hiện đang ứng dụng những phương pháp chẩn đoán, điều trị vô cùng hiệu quả, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi nỗi lo bệnh tật.
Phương pháp chẩn đoán trĩ ngoại cấp độ 1
Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp khám lâm sàng bằng cách quan sát và sờ nắn vùng hậu môn của người bệnh để xác định tình trạng bệnh lý.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1
Để khắc phục hiệu quả bệnh trĩ ngoại độ 1, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc. Và một số loại thuốc mà người bệnh có thể sử dụng đó là:
+ Thuốc chống nhiễm khuẩn: Thuốc được chỉ định cho trường hợp có dấu hiệu nhiễm khuẩn hậu môn hoặc dự phòng nhiễm khuẩn.
+ Thuốc đặt hậu môn: Thuốc được chỉ định cho một vài trường hợp cần thiết với tác dụng kháng viêm và chống ngứa tại chỗ.
+ Thuốc chống táo bón: Thuốc được chỉ định với mục đích nhuận tràng, điều hòa và lưu thông ruột.
+ Thuốc giảm đau: Thuốc được chỉ định cho đối tượng gặp những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng đến việc đi, đứng, ngồi và nhiều vấn đề khác.
+ Thuốc chống ngứa: Thuốc có công dụng làm giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu giúp người bệnh không còn bị khó chịu.
+ Thuốc chống trương thành mạch: Thuốc được sử dụng với mục đích làm co thắt đại tràng, hỗ trợ sự co lại của các tĩnh mạch trĩ.
+ Vitamin P (Rutin): Đối với việc bổ sung vitamin P đúng cách, đúng liều sẽ giúp người bệnh bảo vệ được thành mạch trĩ và phòng ngừa sự gia tăng kích thước của búi trĩ ngoại.
Xem thêm: Mẹo chữa trĩ ngoại bằng rau diếp cá
CHÚ Ý: Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Đồng thời, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để tránh trường hợp nhờn thuốc hay gây ra những tác hại không mong muốn.
Ngoài việc mang đến phương pháp điều trị bệnh khoa học, Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi còn cung cấp dịch vụ y tế chuyên nghiệp, sử dụng trang thiết bị y tế chuyên khoa uy tín, hệ thống phòng chức năng khang trang để hỗ trợ tối đa cho quá trình điều trị. Hơn nữa, phòng khám còn cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ điều trị với mức phí hoàn toàn hợp lý.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp người bệnh biết được bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 có tự khỏi không? Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào khác cần được chúng tôi hỗ trợ tư vấn, vui lòng trao đổi qua Fanpage, nhắn tại bảng >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi đến Hotline: 039.863.8725 để biết thêm thông tin chi tiết.