Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm đứng thứ hai trên thế giới (sau ung thư vú). Ngoài việc thăm khám và tầm soát định kỳ, tiêm ung thư cổ tử cung là cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Do đó, bài viết sau đây xin chia sẻ thông tin tiêm ung thư cổ tử cung và những điều cần biết để nữ giới nắm rõ.

   Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

  Tiêm ung thư cổ tử cung và những điều cần biết

  Bác sĩ chuyên khoa cho biết, ung thư cổ tử cung là bệnh lý gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, tâm lý và toàn xã hội. Tuy nhiên việc phòng bệnh sẽ không quá phức tạp nếu nữ giới có đủ kiến thức và ý thức về cách phòng ngừa.

  Tiêm ung thư cổ tử cung là gì?

  Theo nghiên cứu, ung thư cổ tử cung bắt nguồn từ việc lây nhiễm virus Human papillomavirus hay còn gọi là HPV, chiếm tỷ lệ 80%. Loại virus này có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở, lây truyền qua đường tình dục, từ mẹ sang con hoặc thông qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân.

  Hiện có hơn 140 tuýp Papillomavirus (HPV) được phát hiện ở người. Trong đó, có hơn 10 chủng virus HPV có thể dẫn đến ung thư, đặc biệt là HPV tuýp 16 và HPV tuýp 18.

  Do đó, việc tiêm ung thư cổ tử cung (vắc xin phòng virus HPV) sẽ có tác dụng tạo ra hệ miễn dịch cho cơ thể bằng cách kích thích sản xuất kháng thể trung hòa kháng nguyên của virus HPV. Kháng thể này được chế tiết vào dịch âm đạo – cổ tử cung và chúng sẽ mang lại tác dụng tại chỗ.

  Độ tuổi được tiêm ung thư cổ tử cung

  Tại Việt Nam, vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Bao gồm nữ giới đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Đặc biệt, việc tiêm vắc xin ngừa virus HPV càng sớm càng tốt vì vắc xin có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm.

  Theo các nhà sản xuất, tiêm ngừa vắc xin ung thư cổ tử cung thường có hiệu quả nhất đối với những người chưa quan hệ tình dục và chưa nhiễm virus HPV. Tuy nhiên, việc tiêm phòng vẫn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HPV cho những người đã từng quan hệ tình dục hoặc khi đã nhiễm một chủng HPV nào đó.

  Có mấy loại vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung?

  Hiện có 2 loại vắc xin phòng ngừa virus HPV đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Đó là vắc xin Gardasil và vắc xin Cervarix.

  Vắc xin Gardasil

  - Loại vắc xin này giúp phòng 4 tuýp HPV đó là 6, 11, 16 và 18.

  - Độ tuổi tiêm được chỉ định cho nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi.

  - Vắc xin Gardasil cần phải tiêm 3 mũi: Mũi 1 là ngày tiêm mũi đầu tiên; mũi 2 cách mũi 1 sau 2 tháng và mũi 3 cách 6 tháng sau mũi đầu tiên.

  Vắc xin Cervarix

  - Loại vắc xin này giúp phòng 2 tuýp HPV 16 và 18.

  - Độ tuổi tiêm được chỉ định cho nữ giới từ 10 tuổi đến 25 tuổi.

  - Vắc xin này cũng được tiêm 3 mũi: Mũi 1 là ngày tiêm mũi đầu tiên, mũi 2 cách mũi đầu tiên sau 1 tháng, mũi 3 cách mũi đầu tiên sau 6 tháng.

  Tiêm ung thư cổ tử cung có cần xét nghiệm không?

  Tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung không cần xét nghiệm trước tiêm. Nữ giới nằm trong độ tuổi 9 – 26 tuổi,  không đang điều trị các bệnh cấp tính, không mang thai, không dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin,không rối loạn đông máu,… đều đủ điều kiện để tiêm loại vắc xin này.

  Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi tiêm, tất cả nữ giới sẽ được chỉ định khám sức khỏe sàng lọc trước khi tiêm chủng.

Tiêm ung thư cổ tử cung và những điều cần biết

Tiêm ung thư cổ tử cung và những điều cần biết

  Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung có phản ứng phụ không?

  Dựa theo một số kết quả khảo sát cho thấy, nữ giới có thể tiêm ngừa vắc xin HPV mà không gặp bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào. Thế nhưng, cũng có thể một số người gặp phản ứng phụ nhẹ đến trung bình sau khi thực hiện tiêm chủng như:

  icon Phản ứng tại vị trí tiêm, có thể bị đau, sưng, quầng đỏ.

  icon Bị sốt nhẹ.

  icon Cơ thể nổi mề đay.

  icon Cơ thể mệt mỏi, đau đầu.

  icon Xuất hiện triệu chứng đau cơ hoặc đau khớp.

  icon Gây rối loạn dạ dày ruột: đau bụng, tiêu chảy, nôn và buồn nôn.

  Lưu ý: Nếu nữ giới đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc nếu triệu chứng vẫn còn sau khi tieeum chủng, nữ giới nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

  Giá tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung bao nhiêu?

  Nhìn chung, chi phí tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có mức giá dao động từ 900.000 đến 2.000.000. Mức giá này có thể chênh lệch tại một số trung tâm tiêm chủng do đi kèm với phí dịch vụ, phí thăm khám, phí đặt hẹn – nhắc lịch,…

       >>> Xem thêm: Tìm hiểu tiêm ngừa ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu?

   Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

  Những vấn đề cần lưu ý khi tiêm ung thư cổ tử cung

  Đối với những trường hợp có ý định tiêm ung thư cổ tử cung cần tuân thủ một số điều sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  Những ai có thể thực hiện tiêm chủng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung?

  Để có đủ điều kiện tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung, nữ giới phải thỏa mãn được các yếu tố sức khỏe dưới đây:

  icon Nữ giới có sức khỏe tốt, cơ thể đang không phơi nhiễm với tất cả các chủng của virus HPV.

  icon Nữ giới không thực hiện tiêm chủng bất kỳ loại vắc xin nào khác trong thời gian 1 tháng trước khi tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung.

  icon Nữ giới không sử dụng bất kỳ loại thuốc có tác dụng gây ức chế khả năng miễn dịch nào. Nếu trong trường hợp sử dụng cần thông báo trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để xin tư vấn.

  icon Nữ giới có thể thực hiện xét nghiệm Pap (xét nghiệm tầm soát tổn thương do ung thư cổ tử cung gây ra) hoặc không.

  Nữ giới cần chuẩn bị kế hoạch để thực hiện tiêm từ trước

  Đối với vắc xin ung thư cổ tử cung cần thực hiện tiêm nhắc lại khá nhiều lần. Chính vì thế, nữ giới nên có sự chuẩn bị và thảo luận với bác sĩ từ trước để lựa chọn khoảng thời gian phù hợp khi tiêm phòng. Tùy vào loại vắc xin được lựa chọn mà thời gian thực hiện tiêm ung thư cổ tử cung có thể khác nhau:

   Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

  Tham khảo quy trình tiêm ung thư cổ tử cung

  Để đảm bảo quy trình tiêm ung thư cổ tử cung diễn ra thuận tiện, nhanh chóng và an toàn, một số đơn vị tiêm chủng sẽ áp dụng quy trình sau:

Quy trình tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

Quy trình tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

  Bước 1: Khám và tư vấn trước khi tiêm chủng

  Bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc, hỏi về tình trạng sức khỏe, đã quan hệ hay chưa, có dị ứng với thuốc nào không. Đồng thời, bác sĩ sẽ tư vấn loại vắc xin phù hợp với điều kiện sức khỏe, thể trạng và độ tuổi nữ giới.

  Bước 2: Tiêm vắc xin phòng ngừa

  Tiến hành sát trùng vị trí cần tiêm chủng và thực hiện tiêm chủng.

  Bước 3: Theo dõi sau khi thực hiện tiêm ngừa

  Nữ giới sẽ được yêu cầu theo dõi tại đơn vị tiêm chủng ít nhất 30 phút. Nếu không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, nữ giới sẽ được ra về và hẹn lịch tiêm mũi tiếp theo.

  icon KHUYẾN CÁO: Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung không thể phòng bệnh 100% và việc tiêm phòng không mang ý nghĩa thay thế cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung thường quy. Vì thế, sau khi thực hiện tiêm chủng đầy đủ, nữ giới nên liên hệ đến Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi để được hướng dẫn xét nghiệm và tầm soát ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt.

   Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Trên đây là những thông tin lý giải cụ thể việc tiêm ung thư cổ tử cung và những điều cần biết. Nếu còn điều gì vướng mắc cần được hỗ trợ tư vấn, vui lòng liên hệ đến Hotline: 039.863.8725, gửi tin nhắn qua Fanpage, Facebook hoặc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa qua bảng >>Tư Vấn Trực Tuyến<<.