Nứt kẽ hậu khiến người bệnh chịu nhiều tổn thương gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hãy tìm hiểu những dấu hiệu của bệnh nứt kẽ hậu môn dưới đây.

   Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

  Nứt kẽ hậu môn và nguyên nhân gây bệnh cần biết

  Trước khi tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh nứt kẽ hậu môn, người bệnh cần nắm một số thông tin cũng như nguyên nhân gây bệnh.

  Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì?

  Nứt kẽ hậu môn là hiện tượng xuất hiện vết rách ở niêm mạc hậu môn gây đau và thường xảy ra sau khi cố rặn phân cứng. Nứt kẽ hậu môn là một trong những bệnh lý điển hình thường gây đau rát hậu môn và chảy máu khi đi tiêu.

  Theo kết quả khảo sát, nứt kẽ hậu môn thường xảy ra ở tuổi trung niên nhưng hiện tượng này cũng hay gặp ở tuổi thiếu niên. Phần lớn, các trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ có thể tự khỏi trong vòng vài tuần nhưng những trường hợp chuyển sang giai đoạn mạn tính cần phải tiến hành điều trị bằng thủ thuật ngoại khoa.

  Nếu không sớm can thiệp, nứt kẽ hậu môn sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như: Ảnh hưởng sức khỏe, suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tâm lý, hoại tử, thiếu máu, viêm nhiễm hậu môn,…

  Nguyên nhân dẫn đến bệnh nứt kẽ hậu môn

  Tùy theo từng trường hợp mắc bệnh mà nứt kẽ hậu môn do các nguyên nhân dưới đây gây ra.

  Táo bón là một trong những nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn

   Táo bón kinh niên: Nếu có chế độ ăn uống không khoa học, uống ít nước sẽ dễ gây nên hiện tượng táo bón. Và tình trạng táo bón sẽ khiến phân bị khô cứng, khó đại tiện, dễ gây nên chứng nứt kẽ hậu môn.

   Người có tiền sử mắc bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng: Cơ vòng hậu môn của các đối tượng từng mắc bệnh trĩ, apxe hậu môn sẽ yếu hơn so với trường hợp chưa mắc bệnh nên nguy cơ bị nứt kẽ rất cao.

   Không tập trung khi đi đại tiện: Nứt kẽ hậu môn còn gặp ở các đối tượng không tập trung khi đại tiện. Đây được xem là thói quen xấu nên khi đại tiện, mọi người không được đọc sách báo, chơi game, xem phim,… Vì điều này sẽ gây dồn ứ máu vùng hậu môn, lâu ngày sẽ gây ra bệnh.

   Hậu môn bị nhiễm trùng: Với sự xâm nhập của vi khuẩn, vi trùng có hại ở tuyến hậu môn sẽ gây nên hiện tượng tụ mủ trong màng nhầy ống hậu môn. Qua đó, sẽ tạo thành các đường rò, vết nứt tại khu vực hậu môn – trực tràng.

   Quan hệ đường hậu môn: Nứt kẽ hậu môn cũng thường xảy ra ở các đối tượng có quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Với lực tác động mạnh sẽ khiến hậu môn co giãn quá mức, gây tổn thương tại ống hậu môn và tạo nên các vết nứt.

  ❈ Bên cạnh đó, đối tượng mang thai, chấn thương do tai nạn, hay đứng hoặc ngồi quá nhiều cũng được cho là tác nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn.

   Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

  Tìm hiểu những dấu hiệu của bệnh nứt kẽ hậu môn

  Những dấu hiệu của bệnh nứt kẽ hậu môn gần giống với các bệnh lý hậu môn – trực tràng khác nên việc nhận biết gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để giúp người bệnh chủ động trong việc khám chữa bệnh, dưới đây là các triệu chứng của bệnh cần biết.

  Những dấu hiệu của bệnh nứt kẽ hậu môn

  icon Luôn có cảm giác đau đớn khó chịu

  Dấu hiệu đầu tiên của bệnh nứt kẽ hậu môn được nhắc đến chính là cảm giác bị đau đớn, khó chịu tại khu vực hậu môn – trực tràng. Tùy vào từng ca bệnh mà cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ đội và luôn ở trong tình trạng kéo dài liên tục. Đặc biệt, khi đi đại tiện, đứng hoặc ngồi cơn đau dễ diễn ra nghiêm trọng hơn.

  icon Ngứa ngáy hậu môn

  Dấu hiệu của bệnh nứt kẽ hậu môn tiếp theo đó là hiện tượng ngứa ngáy hậu môn. Khi mắc bệnh, chỗ nứt hậu môn có thể bị loét hoặc tiết ra chất dịch từ cửa hậu môn. Qua đó sẽ kích thích phần da và gây nên tình trạng ẩm ướt cũng như cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Mặt khác, người bệnh cũng cảm thấy bứt rứt hoặc khi cọ xát làm xuất hiện vết nứt nông trên da, gây tổn hại đến da.

  icon Đại tiện ra máu

  Trong quá trình đại tiện, người bệnh cố rặn nên sẽ gây tổn thương cho khu vực hậu môn, từ đó dẫn đến nguy cơ bị chảy máu. Thông thường, máu chảy không nhiều, máu sẽ dính một ít trên mặt giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Tuy nhiên, nếu trường hợp bệnh nặng, máu sẽ chảy nhỏ giọt gây mất máu.

  icon Hậu môn xuất hiện các vết nứt

  Việc xuất hiện các vết nứt cũng được xem là biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn cụ thể, rõ ràng nhất mà người bệnh dễ dàng phát hiện. Các vết nứt dài khoảng 0.5-1cm nằm ở ngay cạnh lỗ hậu môn hoặc ở ngay đường viền hậu môn, có thể bị rỉ máu, xung quanh vết nứt xuất hiện nhiều mẫu da thừa.

  icon Viêm nhiễm vùng kín

  Dấu hiệu của căn bệnh nứt kẽ hậu môn tiếp theo đó là hiện tượng viêm nhiễm vùng kín. Khi vi khuẩn ở hậu môn lan sang âm đạo sẽ gây ra các bệnh viêm nhiễm ở vùng kín của cả hai giới. Lúc này, ngoài triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn, người bệnh còn đối mặt với biểu hiện của bệnh viêm nhiễm nam – phụ khoa.

  iconicon TÓM LẠI: Bệnh nứt hậu môn nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ gia tăng nguy cơ viêm nhiễm trên diện rộng, biến chứng thành nứt hậu môn mãn tính và tăng nguy cơ bị ung thư trực tràng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. vậy nên, việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh nứt kẽ hậu môn sẽ là yếu tố quan trọng để người bệnh tiến hành điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.

       Xem thêm: Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?

  Các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn an toàn, hiệu quả

  Để điều trị thành công bệnh nứt hậu môn, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện kiểm tra, thăm khám kỹ càng. Dựa vào tình trạng bệnh cũng như thể trạng mỗi người, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp phù hợp nhất.

  Hiện có 2 phương pháp điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn an toàn, hiệu quả được nhiều người ứng dụng đó là:

  Phương pháp nội khoa

  Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành dùng thuốc dưới các dạng thuốc uống, thuốc bôi, hoặc có thể là viên đặt hậu môn để cải thiện các dấu hiệu của bệnh nứt kẽ hậu môn. Đồng thời, làm lành các vết nứt, đảm bảo không xảy ra tình trạng viêm nhiễm hay nhiễm trùng khác.

  Chú ý: Trong thời gian dùng thuốc chữa nứt kẽ hậu môn, người bệnh cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về sử dụng hay dùng thuốc bừa bãi. Nếu không tuân thủ có thể xảy ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm làm đe dọa đến tính mạng.

  Phương pháp ngoại khoa

  Bên cạnh việc dùng thuốc, tình trạng nứt kẽ hậu môn có thể được cải thiện hiệu quả bằng cách áp dụng phương pháp ngoại khoa. Và phương pháp mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là HCPT. Đây là những kĩ thuật tân tiến, hiện đại được các chuyên gia đánh giá cao, quá trình điều trị nhanh chóng và mang đến kết quả tích cực.

  Hiện Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi là một trong những địa chỉ chữa nứt kẽ hậu môn uy tín và chất lượng trên địa bàn Nghệ An. Trong suốt thời gian qua, phòng khám đã tiếp nhận và hỗ trợ điều trị thành công cho hàng trăm ca bệnh, qua đó giúp họ có một sức khỏe tốt và một cuộc sống ổn định.

  Để trở thành nơi mà người bệnh có thể an tâm gửi gắm sức khỏe của mình, phòng khám đã chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang bị đầy đủ máy móc, môi trường y khoa hiện đại. Đặc biệt, mỗi ca điều trị đều do đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm trực tiếp đảm nhận nên đảm bảo an toàn.

  Trên đây là những dấu hiệu của bệnh nứt kẽ hậu môn mà bạn đọc cần biết. Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh cũng như hướng dẫn đặt lịch thăm khám nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi qua Fanpage, gọi vào Hotline: 039.863.8725 hoặc trao đổi tại khung >>Tư Vấn Trực Tuyến<<.