Giang mai không chỉ là bệnh lý xuất hiện ở người lớn mà trẻ sơ sinh cũng có khả năng mắc bệnh do lây nhiễm trực tiếp từ thai phụ. Giang mai bẩm sinh là bệnh lý nghiêm trọng, có ảnh hưởng đến sự phát triển, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của trẻ sơ sinh. Cùng tìm hiểu thêm thông tin chi tiết được chia sẻ qua bài viết những biến chứng của giang mai bẩm sinh lên trẻ em ngay dưới đây.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Một số thông tin chung cần biết về bệnh giang mai bẩm sinh

Trước khi giải đáp các biến chứng của giang mai bẩm sinh cần nắm rõ một số thông tin chi tiết về bệnh lý này. Giang mai bẩm sinh là bệnh hoa liễu do xoắn khuẩn Treponema pallidum tấn công và gây bệnh. Bệnh giang mai có khả năng lây nhiễm từ mẹ bầu sang thai nhi nếu mẹ bầu mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai. Các xoắn khuẩn trong cơ thể thai phụ sẽ lây truyền sang bào thai thông qua nhau thai hoặc trẻ sơ sinh trong quá trình sinh thường.

Bệnh giang mai bẩm sinh thường được phân ra làm 2 loại dựa theo thời gian phát bệnh, cụ thể như:

Dấu hiệu nhận biết của bệnh giang mai bẩm sinh

Dấu hiệu nhận biết của bệnh giang mai bẩm sinh

mũi tên màu vàng Giang mai bẩm sinh sớm: Xuất hiện triệu chứng trong 2 năm đầu sau sinh với các triệu chứng điển hình như phỏng nước, bong vảy bất thường ở lòng bàn chân/ bàn tay, nhẹ cân, sổ mũi, viêm xương sụn, lách to, gan to,…

mũi tên màu vàng Giang mai bẩm sinh muộn: Xuất hiện ở bé trên 2 tuổi với các biểu hiện như viêm giác mạc kẽ ở trẻ dậy thì, suy giảm thính giác và thị giác,…

Cũng có nhiều trường hợp trẻ sẽ không xuất hiện các triệu chứng của bệnh giang mai bẩm sinh. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị hiệu quả có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng trong vài tuổi hoặc nhiều năm sau đó.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

>> Xem thêm: Bệnh giang mai có chữa được không?

[Giải đáp] Biến chứng của giang mai bẩm sinh như thế nào?

Một khi bệnh lây nhiễm sang bào thai sẽ gây ra nhiều biến chứng bệnh lý khó lường. Đặc biệt nếu không được phát hiện và điều trị hiệu quả sẽ gây ra các vấn đề như:

mũi tên màu hồng Ảnh hưởng đến thai kỳ: Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể dễ bị động thai, sảy thai, sinh non. Có đến 40% tỷ lệ thai chết lưu và tử vong sau sinh do biến chứng của giang mai bẩm sinh.

mũi tên màu hồng Phá hủy hệ thống xương khớp: Sự xâm nhập và phát triển mạnh mẽ của xoắn khuẩn gây bệnh có thể làm tổn hại đến cấu trúc của xương. Từ đó làm cho trẻ thường xuyên bị đau nhức xương khớp và chậm phát triển hơn các bé đồng trang lứa.

Giang mai bẩm sinh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Giang mai bẩm sinh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

mũi tên màu hồng Phá hủy hệ thống thần kinh: Giang mai nếu không được điều trị hiệu quả có thể làm cho xoắn khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào tế bào não, gây ra chứng viêm não.

mũi tên màu hồng​​​​​​​ Biến dạng khuôn mặt: Biến chứng của giang mai bẩm sinh thường gặp nhất là khiến cho khuôn mặt bị biến dạng như xương cánh mũi thấp hơn bình thường, dị tật xương chày, hở hàm ếch,…

mũi tên màu hồng​​​​​​​ Suy giảm thị giác và thính lực: Bệnh giang mai bẩm sinh có thể làm ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác và thính giác. Do đó khiến cho trẻ có nguy cơ bị mù lòa, điếc bẩm sinh do tổn thương hệ thần kinh.

mũi tên màu hồng​​​​​​​ Tăng nguy cơ tử vong: Biến chứng của giang mai bẩm sinh nguy hiểm nhất là xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào tim mạch gây suy tim, thậm chí có thể làm cho trẻ tử vong ngay lập tức.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Làm cách nào để nhận biết trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh?

Với những biến chứng nguy hiểm nêu trên thì việc phát hiện bệnh giang mai từ sớm có vai trò quan trọng, vừa giúp kiểm soát bệnh tốt vừa có thể ngăn chặn được biến chứng phát sinh.

Để nhận biết bệnh giang mai bẩm sinh cần phải dựa vào nhiều giai đoạn như thời điểm thai nhi còn ở trong bụng mẹ bầu mắc bệnh và thời điểm khi bé chào đời.

Thai phụ sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết như:

dấu chấm xanh Xét nghiệm phản ứng xoắn khuẩn miễn dịch huỳnh quang có triệt hút (FTA – ABS).

dấu chấm xanh​​​​​​​ Xét nghiệm sàng lọc huyết tương PRP.

dấu chấm xanh​​​​​​​ Xét nghiệm sàng lọc bệnh xã hội VDRL.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau khi chào đời sẽ được thực hiện các xét nghiệm như:

dấu chấm xanh​​​​​​​ Xét nghiệm chuyên sâu qua lấy mẫu nhau thai, dây rốn và da của bé.

dấu chấm xanh​​​​​​​ Chụp X – quang hệ thống xương.

dấu chấm xanh​​​​​​​ Kiểm tra mắt và tai cho trẻ.

dấu chấm xanh​​​​​​​ Xét nghiệm máu và chọc dò tủy sống để lấy mẫu làm xét nghiệm.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nên thăm khám và điều trị bệnh giang mai bẩm sinh từ sớm

Nên thăm khám và điều trị bệnh giang mai bẩm sinh từ sớm

>> Xem thêm: Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không?

Cách điều trị bệnh giang mai bẩm sinh cho trẻ

Để ngăn chặn các biến chứng của giang mai bẩm sinh, ngay khi trẻ nhỏ xuất hiện những triệu chứng bất thường cần đưa đi thăm khám và nhanh chóng có biện pháp can thiệp hiệu quả.

Dựa trên kết quả đánh giá của Bộ Y tế, bác sĩ sẽ chỉ định dùng Penicillin dưới dạng tiêm hoặc truyền để điều trị. Nếu trẻ bị dị ứng hoặc sử dụng không hiệu quả sẽ chỉ định một loại thuốc kháng sinh khác để thay thế. Trường hợp trẻ bị mất thính lực sẽ được chỉ định dùng thêm Corticosteroid. Nếu bị suy giảm thị giác có thể kết hợp Atropin với hai loại thuốc nêu trên để điều trị.

Đối với trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh sẽ được chỉ định nghiêm ngặt, theo dõi chặt chẽ quy trình điều trị và sử dụng đúng loại thuốc điều trị để có thể hạn chế những mối nguy hiểm nghiêm trọng do biến chứng của giang mai bẩm sinh gây ra.

Hy vọng bài viết của Phòng khám Đa khoa Lê Lợi chia sẻ trên đây đã cung cấp thông tin về Những biến chứng của giang mai bẩm sinh lên trẻ em. Nếu có bất cứ thắc mắc liên quan cần giải đáp hoặc cần tư vấn sức khỏe hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 039.863.8725 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ chi tiết.