Nội dung
Xin chào bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi, hiện tôi có một câu hỏi xin nhờ bác sĩ tư vấn đó là hiện tượng đi ngoài ra máu tươi. Tôi đang rất lo lắng với tình trạng này, không biết có nguy hiểm không và đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu của bệnh gì? Xin hãy giải đáp giúp tôi!
(Một bạn xin được giấu tên)
Đại diện Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn chúng tôi! Để đưa ra câu trả lời chính xác cho tình trạng đi ngoài ra máu màu đỏ tươi, sau đây là những lý giải cụ thể.
Giải đáp trường hợp: Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu của bệnh gì?
Bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi cho biết, hiện tượng đi ngoài ra máu không hiếm gặp. Thậm chí có thể xuất hiện ở bất kỳ ai với nhiều độ tuổi khác nhau.
Tình trạng đi ngoài ra máu có màu đỏ tươi được đánh giá rất đa dạng. Máu có thể loãng hoặc vón cục, chảy theo phân, sau phân hay lẫn trong phân. Đặc biệt, đây còn được xem là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Do đó, đối với câu hỏi đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu của bệnh gì? Chúng tôi xin được liệt kê một số căn bệnh sau:
Bệnh trĩ
Trĩ gồm bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Khi mắc bệnh, các tĩnh mạch bên trong trực tràng bị sưng tấy. Lúc này, người bệnh có thể cảm thấy đau, ngứa và rát rất khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh còn thấy máu đỏ tươi xuất hiện trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh.
Ở thời gian đầu mắc bệnh, lượng máu xuất hiện khá ít và không rõ ràng. Người bệnh chỉ phát hiện khi nhìn vào phân hoặc giấy vệ sinh. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài và chuyển sang giai đoạn nặng, lượng máu chảy ra sẽ càng nhiều hơn, máu tươi có thể chảy thành dòng hoặc thành tia.
Polyp đại tràng, trực tràng
Nếu nhắc đến bệnh đi ngoài ra máu tươi, chúng ta không thể bỏ bệnh lý polyp đại tràng, trực tràng. Do đó, nếu thấy lượng máu chảy nhiều theo đợt hoặc liên tục, người bệnh hãy nghĩ ngay đến căn bệnh này.
Trường hợp đi ngoài ra máu thường xuyên có thể dẫn đến tinh tráng thiếu máu trầm trọng. Hoặc bệnh có thể phát triển thầm lặng và tăng nguy cơ chuyển biến thành ung thư. Do đó, người bệnh nên chủ động thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Bệnh nứt kẽ hậu môn
Bệnh thường xuất hiện ở người bị táo bón kéo dài, đại tiện không đúng cách, rặn nhiều làm gia tăng áp lực xuống hậu môn hoặc khiến hậu môn bị giãn quá mức. Từ đó, dẫn đến hiện tượng nứt kẽ hậu môn.
Triệu chứng chính của căn bệnh này là đau rát hậu môn, khó chịu và đi ngoài ra máu tươi. Trường hợp vết rách to sẽ khiến máu chảy thành từng giọt khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi.
Viêm loét đại tràng
Bệnh có thể hiểu đơn giản là tình trạng bất ổn trong phần đại tràng kéo dài, dẫn đến viêm và loét đại tràng. Dấu hiệu nhận biết khá đơn giản, người bệnh có thể dựa vào hiện tượng đi ngoài ra máu đỏ tươi.
Thậm chí, có trường hợp kèm dịch nhầy hoặc mủ, đau quặn bụng dưới, cơ thể suy nhược, sốt, tiêu chảy phân lỏng trộn với máu (lượng máu chảy không nhiều như bệnh trĩ).
Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu của bệnh gì?
Ung thư đại trực tràng
Căn bệnh cuối cùng gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu tươi chính là bệnh ung thư đại trực tràng. Máu sẽ phủ lên trên phân kèm dịch nhầy có mùi hôi, tanh rất khó chịu.
Bên cạnh triệu chứng đi cầu ra máu, người bệnh còn gặp phải chứng đau bụng, chướng bụng, đi đại tiện khó khăn, phân lỏng hoặc táo bón, tiểu tiện không tự chủ, tiểu rắt, tiểu buốt,… Tình trạng này xuất hiện khi khối u phát triển với kích thước khá lớn.
Đi ngoài ra máu có gây nguy hiểm gì không?
Trong một số trường hợp, đi ngoài ra máu đỏ tươi không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số khác là triệu chứng nguy hiểm cần phải điều trị kịp thời.
Việc điều trị chậm trễ sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
➲ Gây thiếu máu nghiêm trọng: Phần lớn, trường hợp đi ngoài ra máu kéo dài sẽ gây nên tình trạng thiếu máu trầm trọng. Người bệnh thường bị hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, cơ thể xanh xao, suy giảm trí nhớ, ngất xỉu do thiếu máu.
➲ Gây viêm ngứa ngáy hậu môn: Máu ra nhiều trong thời điểm đi ngoài sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng hậu môn. Triệu chứng điển hình của hiện tượng viêm nhiễm là làm cho người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn. Đặc biệt, vùng da xung quanh hậu môn bị sưng tấy đỏ rất khó chịu.
➲ Gây tụt huyết áp: Nếu hiện tượng đi ngoài ra máu tươi quá nhiều, có thể khiến người bệnh bị tụt huyết áp. Hơn nữa, mạch nhanh, nhỏ khó bắt, khó thở, thậm chí bị ngất xỉu, rối loạn ý thức hoặc sốc do chảy máu quá nhiều.
➲ Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Người có biểu hiện đại tiện ra máu thường hay mệt mỏi, ngứa rát và giảm ham muốn tình dục. Chúng ảnh hưởng rất nhiều đến trạng thái tâm lý và sự hứng thú khi “yêu”. Do đó, đời sống vợ chồng thường gặp khó khăn, hạnh phúc gia đình đổ vỡ.
➲ Biến chứng ung thư: Đi ngoài ra máu nếu không được điều trị kịp thời sẽ kích thích các tế bào ung thư phát triển nhanh. Từ đó, gây ung thư đại trực tràng làm đe dọa trực tiếp sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
TÓM LẠI: Khi gặp phải hiện tượng đi ngoài ra máu tươi, người bệnh không nên chủ quan hoặc phán đoán sai lầm mà khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, cần tiến hành thăm khám sớm để có biện pháp can thiệp hiệu quả. Mặt khác, đây cũng là cách giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Đi ngoài ra máu tươi cần làm gì để khắc phục?
Khi gặp phải hiện tượng đi ngoài ra máu đỏ tươi, người bệnh không nên lo lắng mà cần thực hiện những lưu ý nhỏ sau đây:
Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về trường hợp đi ngoài ra máu tươi
✤ Tiến hành thăm khám kịp thời
Người bệnh cần tiến hành thăm khám để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này. Tuy nhiên, cần lựa chọn địa chỉ y tế uy tín, có đầy đủ máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại để có kết quả chẩn đoán đúng và nhanh chóng.
✤ Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày
Người bệnh nên vận động nhẹ, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, đây còn được xem là phương pháp điều trị hỗ trợ giúp hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhanh chóng được cải thiện.
✤ Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Tuyệt đối không được dùng các loại chất kích thích, thuốc lá, cà phê, thức ăn cay, nhiều dầu mỡ,… Thay vào đó, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống các loại nước ép và bổ sung đủ nước cho cơ thể.
✤ Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Người bệnh nên chú ý đến vấn đề vệ sinh hậu môn sạch sẽ, nên vệ sinh với nước sạch và không được dùng hóa chất. Bên cạnh đó, người bệnh nên lựa chọn trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để tránh gây ẩm ướt cho hậu môn.
Hiện Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi là một trong số ít những địa chỉ y tế uy tín, chuyên hỗ trợ điều trị hiệu quả hiện tượng đi cầu ra máu tươi. Đến với chúng tôi, người bệnh sẽ được sử dụng phương pháp khoa học và có cơ hội điều trị trong môi trường y tế khang trang, đảm bảo chất lượng.
Thông qua phạm vi bài viết trên, chúng tôi đã lý giải cụ thể về trường hợp đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu của bệnh gì? Để được sử dụng dịch vụ y tế tại phòng khám, người bệnh có thể trao đổi qua bảng >>Tư Vấn Trực Tuyến<< hoặc gọi đến Hotline: 039.863.8725 để được tư vấn cách đặt hẹn thăm khám nhanh chóng!