Vào những “ngày đèn đỏ” tâm sinh lý của chị em sẽ có những biến đổi nhất định. Thường gặp nhất là các cơn đau bụng kinh hay tràn băng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày và ngay cả khi ngủ. Bài viết Đến tháng nằm như thế nào để không bị tràn băng khi ngủ? sẽ mách bạn bí quyết hiệu quả để có được giấc ngủ ngon, thoải mái để vượt qua những “ngày đèn đỏ”.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Cần làm gì để không bị tràn băng khi ngủ?

Kỳ kinh nguyệt sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, khiến các chị em mất ngủ về đêm do tràn băng dẫn đến tinh thần mệt mỏi. Dưới đây là một số cách để không bị tràn băng khi ngủ, giúp các chị em có được một giấc ngủ ngon và hiệu quả.

Sử dụng băng vệ sinh phù hợp

Điều quan trọng nhất để tránh tràn băng khi ngủ là xác định chu kỳ kinh nguyệt để biết thời gian hành kinh, từ đó mang theo băng vệ sinh để dự phòng. Tùy vào lượng máu kinh tiết ra nhiều hay ít mà lựa chọn loại băng vệ sinh phù hợp. 

hình mũi tên màu xanh Trường hợp kinh nguyệt tràn vào ban đêm: Tình trạng này thường gặp ở các chị em có thói quen thay đổi tư thế liên tục hoặc thức giấc vào ban đêm. Cách khắc phục tốt nhất là sử dụng tấm lót thảm chống thấm đặt bên dưới trước khi đi ngủ. Đồng thời nên sử dụng loại băng vệ sinh chuyên dùng cho ban đêm để không làm gián đoạn giấc ngủ.

hình mũi tên màu xanh Trường hợp kinh nguyệt thường tràn ra sau: Nhiều khi kinh nguyệt ra quá nhiều, máu kinh sẽ bị tràn ra sau và thấm ướt quần lót. Để khắc phục hiệu quả, chị em nên dán thêm một miếng băng hàng ngày nối tiếp theo miếng băng đang dùng. Việc sử dụng băng hàng ngày có tác dụng chống tràn khá tốt lại mềm, mỏng nên không gây nhiều khó chịu cho chị em.

Sử dụng băng vệ sinh, tampon và cốc nguyệt san để không bị tràn băng

Sử dụng băng vệ sinh, tampon và cốc nguyệt san để không bị tràn băng

Sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san

Ngoài băng vệ sinh thì tampon hay cốc nguyệt san chính là lựa chọn hoàn hảo để không bị tràn băng vào những “ngày đèn đỏ”, cụ thể như:

hình mũi tên màu xanh Cốc nguyệt san: có thể sử dụng đến tận 12 tiếng, kể cả ban đêm nhưng vẫn mang lại cảm giác dễ chịu cho các chị em. Cốc nguyệt san có thể hứng hết máu kinh nên không bị tràn ra ngoài hay có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, cốc nguyệt san không dày như băng vệ sinh nên không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của phái đẹp.

hình mũi tên màu xanh Tampon: Với kích thước nhỏ, gọn nên tampon mang lại cảm giác thoải mái khi vận động, không bị rơi, lệch. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây khô âm đạo, khó chịu vì khả năng thấm hút mạnh của tampon sẽ hút cả dịch nhờn âm đạo. Nên thay mới tampon sau 4 tiếng sử dụng và vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

Chọn tư thế ngủ thích hợp

Việc lựa chọn tư thế ngủ khoa học là một trong những giải pháp hiệu quả để không bị tràn băng, ngoài ra còn giúp tránh mỏi lưng, chống mất ngủ. Nên lựa chọn các tư thế phù hợp để vùng bụng và thắt lưng đực thoải mái nhất.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

>> Xem thêm: Kinh nguyệt màu đỏ nhạt dự đoán bệnh gì?

[Giải đáp] Đến tháng nằm như thế nào để không bị tràn băng khi ngủ?

Như đã đề cập bên trên, tư thế ngủ khoa học là giải pháp để không bị tràn băng hiệu quả vừa giảm các cơn đau bụng kinh, giúp chị em ngủ ngon giấc hơn. Dưới đây là một số tư thế nằm ngủ được khuyến cáo áp dụng.

Tư thế bào thai

Theo ý kiến của các chuyên gia, tư thế bào thai là tư thế hiệu quả để không bị tràn băng, có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả, không ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đây là tư thế nằm nghiêng người về một bên chân và thân dưới co lên như tư thế bào thai. Lưu ý nên nghiêng người về bên phải bởi vì đây là tư thế tạo ra sự thoải mái cho cơ thể, các cơ quan nội tạng và tim không bị chèn ép, khiến chị em ngủ sâu giấc hơn.

Tư thế nằm khoa học để không bị tràn băng

Tư thế nằm khoa học để không bị tràn băng

Tư thế nằm ngửa và kê gối dưới đầu gối

Nằm ngửa là tư thế phù hợp để giảm các cơn đau lưng và vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, chị em có thể kê thêm gối ở dưới đầu gối để không bị tràn băng, tạo cảm giác thoải mái, đồng thời làm giảm các cơn đau bụng kinh hiệu quả.

Tư thế nằm sấp là tư thế nên tránh khi đến “ngày đèn đỏ” vì sẽ khiến cho các dây chằng bị đè nén tạo áp lực cho tử cung, khiến máu kinh tiết ra nhiều hơn và gây tràn băng. Ngoài ra, tư thế nằm sấp gây chèn ép tim, nội tạng, gây khó thở và khó chịu cho chị em.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

>> Xem thêm: Xuất hiện cục máu đông trong kinh nguyệt là do đâu?

Một số lưu ý cần nhớ để chị em thoải mái hơn trong “ngày đèn đỏ”

Bên cạnh các tư thế nằm để không bị tràn băng vào những “ngày đèn đỏ” được liệt kê trên đây thì chị em có thể thực hiện theo một số lưu ý được liệt kê dưới đây để có thể thoải mái hơn trong những ngày hành kinh:

ghim giấy màu hồng Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh siết chặt vùng bụng để dễ vận động và dễ chịu hơn.

ghim giấy màu hồng​​​​​​​ Lựa chọn loại băng vệ sinh, tampon hoặc cốc nguyệt san phù hợp. Lưu ý cách sử dụng và thay thường xuyên để vùng kín luôn sạch sẽ và tránh được các tác nhân gây viêm nhiễm xâm nhập, phát triển.

Thay băng vệ sinh thường xuyên trong thời gian hành kinh

Thay băng vệ sinh thường xuyên trong thời gian hành kinh

ghim giấy màu hồng​​​​​​​ Bổ sung nhiều nước cho cơ thể trong những ngày hành kinh.

ghim giấy màu hồng​​​​​​​ Ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế sử dụng các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.

ghim giấy màu hồng​​​​​​​ Không sử dụng bia, rượu và các chất kích thích trong thời gian hành kinh.

ghim giấy màu hồng​​​​​​​ Vận động nhẹ nhàng, tránh mang vác vật nặng quá sức.

Hy vọng bài viết được Phòng khám đa khoa Lê Lợi chia sẻ trên đây đã giải đáp được thắc mắc Đến tháng nằm như thế nào để không bị tràn băng khi ngủ? Mọi thông tin liên quan vui lòng liên hệ qua Hotline: 039.863.8725 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ chi tiết và miễn phí.