Nội dung
Phá thai là việc áp dụng các phương pháp ngoại khoa hoặc nội khoa tác động để chấm dứt thai kỳ, được thực hiện đối với những trường hợp bất đắc dĩ phải phá thai. Các phương pháp phá thai cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn. Tham khảo bài viết Bỏ thai khi chưa có tim thai có tội không? Tâm sự người mẹ phá thai để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bỏ thai khi chưa có tim thai là như thế nào?
Bỏ thai khi chưa có tim thai là việc áp dụng các biện pháp đình chỉ thai kỳ để bỏ thai trước tuần thứ 5, bởi vì lúc này vẫn chưa thể nghe được tim thai và đồng thời phôi thai cũng còn rất nhỏ.
Theo nghiên cứu cho biết, thời gian từ 5.5 đến 6 tuần đầu của thai kỳ, khi thực hiện siêu âm đầu dò sẽ nghe thấy tiếng tim thai trong buồng tử cung. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này cũng bắt đầu xuất hiện của cực bào thai, phôi thai.
Bỏ thai khi chưa có tim thai là phá thai trước tuần thứ 5 của thai kỳ
Đến giai đoạn từ 6.5 – 7 tuần thì có thể nghe tim thai một cách rõ ràng (90- 110 nhịp/ phút. Tuy nhiên cần lưu ý ở mỗi thai phụ và thai nhi thì sẽ có sự xuất hiện tim thai khác nhau. Có những trường hợp phải kéo dài từ tuần thứ 8 – 10 mới xuất hiện tim thai.
>> Xem thêm: Phá thai 5 tuần tuổi ở đâu uy tín tại Nghệ An?
[Góc giải đáp] Bỏ thai khi chưa có tim thai có tội không?
Việc phá thai khi chưa có tim thai có tội hay không phụ thuộc vào suy nghĩ và cách nhìn nhận của mỗi người. Chính vì vậy đáp án cho vấn đề này sẽ được xét trên nhiều khía cạnh khác nhau cụ thể như:
Xét theo yếu tố tâm linh thì việc phá thai khi chưa có tim thai hay đã có tim thai đều có tội vì đã cướp đi mạng sống của một sinh linh. Đã có rất nhiều trường hợp, sau khi phá thai, chị em đã bị sốc tâm lý, ám ảnh sau này.
Nếu phá thai vì giới tính của thai nhi không được như mong muốn cũng sẽ được xem là có tội. Các bậc cha mẹ không nên vì giới tính của trẻ mà phá thai.
Bỏ thai khi chưa có tim thai có tội không phụ thuộc vào cách nhìn của mỗi người
Ngược lại, nếu đình chỉ thai vì nguyên nhân chính đáng do hoàn cảnh hay sức khỏe thì được xem là không có tội. Các bác sĩ cho biết, với những trường hợp dưới đây, chị em thai phụ có thể cân nhắc đến việc bỏ thai khi chưa có tim thai:
Thứ nhất – Thai phụ mang thai ngoài ý muốn
Mang thai ngoài ý muốn do xâm hại tình dục, vỡ kế hoạch có thể cân nhắc đến việc bỏ thai và có thể cảm thông được. Trong trường hợp này nếu giữ thai nhi lại sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tâm lý và tinh thần của nam giới.
Thứ hai – Sức khỏe thai phụ không đảm bảo
Đối với những trường hợp thai phụ mắc các bệnh lý về tim mạch, rối loạn đông máu, ung thư, suy thận, cao huyết áp,… thì đa phần đều được khuyến cáo là không nên mang thai. Nguyên nhân là vì mang thai trong những trường hợp này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi, thậm chí có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
Thứ ba – Thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Các trường hợp sau khi thăm khám và chẩn đoán thai nhi bị dị tật bẩm sinh hoặc mang thai ngoài tử cung đều được chỉ định bỏ thai khi chưa có tim thai. Việc sinh đứa bé ra bị dị tật sẽ khiến bé khó phát triển như người bình thường về cả hình hài lẫn thể chất, đồng thời dễ mặc cảm, tự ti trong cuộc sống.
Một số phương pháp đình chỉ thai kỳ an toàn hiện nay
Các chuyên gia cho biết, bỏ thai khi chưa có tim thai sẽ được thực hiện với hai phương pháp chính. Tùy thuộc vào tuổi thai, sức khỏe thai phụ và thai nhi sau khi thăm khám, siêu âm tổng quát mà các bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp đình chỉ thai hiệu quả.
Phá thai bằng thuốc
Phá thai bằng thuốc là phương pháp đình chỉ thai nội khoa, không có sự can thiệp của các dụng cụ y tế. Phương pháp này sẽ được áp dụng đối với trường hợp thai nhi dưới 7 tuần tuổi và kích thước thai không quá lớn. Cơ chế hoạt động của thuốc phá thai là khiến cho phôi thai ngừng hoạt động, đồng thời kích thích tử cung co bóp để đẩy phôi thai ra ngoài cơ thể một cách tự nhiên.
Các phương pháp đình chỉ thai an toàn, hiệu quả
Phương pháp nạo, hút thai
Nếu sau khi thăm khám tổng quát, các bác sĩ chuyên khoa nhận thấy không thể thực hiện phá thai bằng thuốc thì sẽ được thay thế bằng phương pháp ngoại khoa nạo, hút thai để đảm bảo an toàn. Phương pháp này sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để đưa vào bên trong tử cung và lấy phôi thai ra ngoài an toàn, hiệu quả.
>> Xem thêm: Hút thai hay uống thuốc phá thai an toàn hơn?
Bỏ thai khi chưa có tim thai có nguy hiểm không?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, các phương pháp phá thai đều có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu tự ý thực hiện phá thai tại nhà không có chỉ định hoặc thực hiện tại các cơ sở kém chất lượng, không đảm bảo an toàn, cụ thể như:
Gây băng huyết, chảy máu âm đạo ồ ạt. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa.
Khu vực tử cung bị tổn thương do viêm nhiễm, nhiễm trùng tử cung.
Rối loạn nội tiết tố ở nữ giới: kinh nguyệt sớm, chậm kinh, rong kinh, thống kinh,…
Nguy cơ dẫn đến vô sinh – hiếm muộn tăng cao.
Với bài viết Bỏ thai khi chưa có tim thai có tội không? Tâm sự người mẹ phá thai được Phòng khám Đa khoa Lê Lợi chia sẻ trên đây hy vọng đã cung cấp cho quý đọc giả những thông tin cần thiết. Mọi thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua Fanpage, gọi đến Hotline: 039.863.8725 hoặc >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được hỗ trợ chi tiết nhất.