Nội dung
Bệnh giang mai ở nữ là căn bệnh xã hội nguy hiểm do xoắn khuẩn có tên Treponema Pallidum gây nên. Bệnh để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không sớm phát hiện và điều trị hiệu quả. Bài viết sau xin chia sẻ thông tin bệnh giang mai ở nữ: Dấu hiệu, cách đặc trị và phòng ngừa hiệu quả.
Bệnh giang mai ở nữ | Những dấu hiệu nhận biết điển hình nhất
Giang mai ở nữ là bệnh lý do vi khuẩn Treponema pallidum gây nên. Các xoắn khuẩn gây bệnh thường lây truyền qua một số con đường như quan hệ tình dục không an toàn, qua đường máu, truyền từ mẹ sang con và lây truyền gián tiếp.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh giang mai ở nữ phát triển qua 3 thời kỳ chính và 1 thời kỳ tiềm ẩn. Trong đó, ở mỗi thời kỳ sẽ có những biểu hiện khác nhau mà nữ giới cần nắm rõ:
Giai đoạn nguyên phát
Sau khi cơ thể nhiễm phải xoắn khuẩn giang mai, các tổn thương sẽ xuất hiện sau 3 – 4 tuần bị lây bệnh.
Dấu hiệu đặc trưng của thời kỳ này là xuất hiện săng giang mai. Biểu hiện cụ thể của săng giang mai là vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không có gờ nổi cao, màu đỏ tươi và có nền cứng. Đặc biệt, các săng giang mai không gây đau hay ngứa, thường gặp ở niêm mạc sinh dục như môi lớn, môi bé, mép âm hộ.
Hạch vùng bẹn có dấu hiệu sưng to, thành chùm, trong đó có một hạch to hơn hẳn các hạch khác.
Các săng có chứa vi khuẩn giang mai và rất dễ lây truyền sang người khác khi tiếp xúc da. Sau một thời gian sẽ tự biến mất mà không cần hỗ trợ điều trị nên nhiều người nhầm tưởng bệnh đã khỏi.
Bệnh giang mai ở nữ: Những dấu hiệu nhận biết điển hình nhất
Giai đoạn thứ phát
Thời kỳ này bắt đầu diễn ra khoảng 6 đến 8 tuần từ khi có săng với các biểu hiện như:
Xuất hiện phát ban đỏ hồng rải rác ở cơ thể, không ngứa, ấn tay hay làm căng da thì mất đi.
Sẩn giang mai có nhiều hình thái đa dạng như: Vảy nến, trứng cá, sẩn hoại tử. Sẩn thường có màu đỏ hồng, thâm và có thể có viền vảy xung quanh.
Sẩn phì đại hay gặp ở hậu môn, bộ phận sinh dục nữ.
Bị rụng tóc kiểu “rừng thưa” và viêm hạch lan tỏa.
Giai đoạn tiềm ẩn
Bệnh giang mai ở nữ trong giai đoạn này thường không có dấu hiệu hay triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, xoắn khuẩn giang mai vẫn tiếp tục tồn tại trong các hạch bạch huyết và phát triển đến giai đoạn cuối.
Giai đoạn cuối
Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài trong 10 – 20 năm và làm xuất hiện các biểu hiện nghiêm trọng như:
Gôm và củ giang mai: Xuất hiện trên da, xương, cơ với đặc điểm nổi cao, không đau, kích thước khoảng bằng hạt ngô, ranh giới rõ sau đó dễ bị viêm loét và hoại tử.
Giang mai thần kinh: Biểu hiện của trường hợp này tổn thương thần kinh gây bại liệt, viêm màng não, rối loạn thần kinh trung ương, suy giảm chức năng trí não.
Giang mai tim mạch: Biểu hiện cụ thể của bệnh là làm tổn thương tim mạch, chủ yếu là phình mạch, bệnh van tim.
>>> Xem thêm: Bệnh giang mai có ngứa không?
Cách đặc trị bệnh giang mai ở nữ hiệu quả hiện nay
Giang mai ở nữ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở nữ giới mang thai. Do đó, khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh, nữ giới hãy nhanh chóng thăm khám và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Hiện có 2 cách đặc trị bệnh giang mai ở nữ giới được giới chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Đó là:
Sử dụng thuốc đặc trị
Đối với trường hợp bị giang mai ở giai đoạn đầu, các bác sĩ chuyên khoa sẽ kê các loại thuốc kháng sinh kết hợp thuốc đặc trị để có thể ngăn chặn sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai. Đồng thời kết hợp thêm các các loại thuốc bôi để làm lành tổn thương ở trên da và ngừa sẹo hiệu quả.
Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh giang mai cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nữ giới tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng, tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.
Cách đặc trị bệnh giang mai ở nữ hiệu quả hiện nay
Sử dụng liệu pháp miễn dịch cân bằng
Phương pháp này có tác dụng cân bằng miễn dịch giúp khống chế và tiêu diệt các xoắn khuẩn giang mai ở tận sâu bên trong cơ thể. Liệu pháp tăng cường miễn dịch 4 trong 1 giúp hỗ trợ điều trị bệnh giang mai hiệu quả bao gồm: Xác định xoắn khuẩn, khống chế xoắn khuẩn, tiến hành loại bỏ và cuối cùng là thúc đẩy hệ miễn dịch.
Bằng việc sử dụng tác nhân sinh học để cân bằng miễn dịch cho cơ thể kết hợp với việc dùng thuốc để loại bỏ mầm bệnh hiệu quả, liệu pháp miễn dịch cân bằng được xem là phương pháp an toàn, chữa trị hiệu quả, cho thời gian phục hồi nhanh và ngăn ngừa bệnh giang mai ở nữ tái phát trở lại.
>>> Xem thêm: Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Gợi ý một số cách phòng ngừa bệnh giang mai ở nữ giới
Để giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh giang mai, nữ giới cần áp dụng một số cách phòng ngừa sau đây:
Gợi ý một số cách phòng ngừa bệnh giang mai ở nữ giới
Nữ giới nên thực hiện lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ, một chồng. Đồng thời thực hiện hành vi tình dục an toàn, khi quan hệ phải có biện pháp bảo vệ (sử dụng bao cao su).
Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn tắm, bàn chải đánh răng, khăn mặt, đồ lót, bông tẩy trang,… tránh trường hợp dịch nhầy, máu, mủ có xoắn khuẩn giang mai của người bệnh lây sang cơ thể người lành.
Đối với trường hợp giang mai bẩm sinh, mẹ bầu cần kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai. Nếu phát hiện bản thân mắc bệnh thì không nên có kế hoạch mang thai. Ngoài ra, mẹ đang mang thai bị giang mai cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, trong trường hợp này mẹ cần sinh mổ để tránh lây nhiễm cho thai nhi.
Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh giang mai.
Hiện Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi là địa chỉ xét nghiệm, điều trị bệnh giang mai ở nữ uy tín, chất lượng nhất tại Nghệ An. Nơi đây không chỉ mang lại dịch vụ y tế chuyên nghiệp mà còn sử dụng hệ thống máy móc tân tiến, phương pháp khoa học, mang lại hiệu quả trị bệnh tối ưu nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh giang mai ở nữ: Dấu hiệu, cách đặc trị và phòng ngừa hiệu quả nhất. Để điều trị hiệu quả, hãy nhanh chóng liên hệ đến Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi qua Hotline: 039.863.8725 hoặc để lại thông tin tại bảng >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được giải đáp kịp thời nhất!