Nội dung
Nhiễm trùng máu, suy thận, giảm ham muốn tình dục,… là những biến chứng nguy hiểm khi bị viêm đường tiết niệu. Để điều trị hiệu quả, ngoài phác đồ khoa học người bệnh còn chữa trị viêm đường tiết niệu tại nhà. Bài viết sau xin chia sẻ 7 cách đơn giản hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo.
Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng cần biết
Đường tiết niệu gồm các cơ quan như bàng quang, thận, niệu đạo, niệu quản. Khi một trong số các cơ quan này bị vi khuẩn E.coli xâm nhập sẽ gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu. Cuối cùng là làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến từng cơ quan trong hệ tiết niệu.
Nguyên nhân
Người bệnh bị viêm đường tiết niệu là do:
Thực hiện vệ sinh vùng kín sai cách, vệ sinh không sạch sẽ khiến khuẩn E.coli dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Có thói quen nhịn tiểu thường xuyên, tiểu không hết bãi khiến nước tiểu ứ đọng lâu ngày trong bàng quang.
Đời sống tình dục không an toàn, quan hệ thô bạo hoặc lạm dụng thủ dâm quá mức.
Bộ phận sinh dục bị viêm nhiễm nhưng không được chữa trị sớm, tạo điều kiện để vi khuẩn lây lan và gây bệnh.
Dấu hiệu
Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh sẽ gặp phải những biểu hiện như:
Luôn có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày (khoảng 15 – 20 lần), tiểu liên tục nhưng lượng nước tiểu ra rất ít, thậm chí là rỉ từng giọt.
Luôn có cảm giác tiểu buốt, tiểu rắt, cảm giác buốt rát mỗi khi đi tiểu.
Màu sắc nước tiểu bất thường, thường có màu vàng đục, đôi khi lẫn mủ hoặc máu kèm theo mùi khai nồng nặc.
Xuất hiện các cơn đau ở vùng thắt lưng, đau bụng dưới, đau buốt khi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục.
Ngứa rát tại bộ phận sinh dục hoặc vùng kín tiết dịch có mùi hôi. Đặc biệt, ở nam giới đầu lỗ sáo có hiện tượng chảy mủ, dịch mủ có màu xanh hoặc vàng và mùi hôi nặng.
Cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, có thể kèm theo ớn lạnh, sốt, buồn nôn, nôn.
Bệnh viêm đường tiết niệu
Biến chứng
Đối với những trường hợp bị viêm đường tiết niệu nếu không được thăm khám và chữa trị sớm sẽ gây ra một số biến chứng như:
Tổn thương niêm mạc đường tiết niệu: Nếu bị viêm tiết niệu mãn tính và không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả sẽ gây ra hiện tượng tiểu ra máu và mủ. Điều này sẽ khiến cho niêm mạc tại đường tiết niệu bị tổn thương nghiêm trọng.
Nhiễm trùng thận: Vi khuẩn gây bệnh xâm lấn ngược dòng lên thận, tăng nguy cơ nhiễm trùng thận, suy thận mãn tính.
Gây hại cho đường sinh sản: Nữ giới bị viêm đường tiết niệu có nguy cơ viêm buồng trứng, tắc nghẽn ống dẫn trứng. Còn với nam giới, bệnh sẽ gây viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt. Từ đó, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh – hiếm muộn.
Nhiễm trùng máu: Những đối tượng bị viêm đường tiết niệu lâu ngày còn có nguy cơ bị nhiễm trùng máu. Vì lúc này vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập vào máu, gây ra hiện tượng nhiễm trùng và kèm theo các biểu hiện như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, sốt cao, ớn lạnh,….
Ảnh hưởng đến thai kỳ: Biến chứng này thường gặp ở nữ giới mang thai. Do đó, khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Qua đó, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nước ối, nhiễm trùng bào thai, sinh non, sảy thai, thai chết lưu.
Giới thiệu 7 cách đơn giản hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà
Song song với việc điều trị viêm đường tiết niệu bằng phác đồ khoa học, người bệnh còn tìm kiếm một số phương pháp trị bệnh tại nhà vì tính ưu việt, đơn giản, dễ thực hiện và không tốn kém nhiều chi phí. Sau đây là 7 cách trị viêm đường tiết niệu tại nhà mà người bệnh có thể tham khảo:
Cách 1: Dùng giấm táo
Cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu tại nhà đầu tiên được nhắc đến đó là sử dụng giấm táo. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong giấm táo có chứa nhiều Enzyme, kali cùng một số chất có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiết niệu.
Do đó, người bệnh có thể pha 2 thìa mật ong với 1 thìa giấm táo tạo thành một hỗn hợp. Sau đó dùng hỗn hợp này để uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm uống mỗi ngày để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Cách 2: Dùng tỏi tươi
Việc sử dụng tỏi tươi cũng là một trong những cách trị viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả. Nhờ chứa hàm lượng các chất kháng tự nhiên như Glycogen, Allicin,.. tỏi sẽ giúp kháng khuẩn và sát trùng nhanh chóng.
Vì vậy, người bị viêm đường tiết niệu có thể dùng tỏi thái thành từng miếng mỏng. Tiếp đến mang tỏi phơi khoảng 30 phút và có thể sử dụng ăn trực tiếp hàng ngày.
7 cách đơn giản hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà
Cách 3: Dùng rau diếp cá
Rau diếp cá có tác dụng tốt với sức khỏe, giúp thanh lọc, giải nhiệt và có tác dụng kháng viêm nên rất tốt với người bị viêm đường tiết niệu.
Để áp dụng cách trị viêm đường tiết niệu tại nhà này, người bệnh có thể dùng 1 bó rau diếp cá rửa sạch. Sau đó ép lấy nước uống. Để dễ uống, người bệnh có thể cho vào một ít đường. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng diếp cá đã phơi khô và nấu nước uống hàng ngày.
Cách 4: Dùng râu ngô
Râu ngô có chứa nhiều vitamin như A, B1, B2, K có tác dụng tăng sức đề kháng, lợi tiểu, làm tan sỏi thận và hỗ trợ chữa viêm nhiễm đường tiết niệu hiệu quả. Người bệnh có thể dùng 100g râu ngô đun sôi với 100ml nước ở lửa nhỏ trong khoảng 15 phút. Sau đó lấy nước uống ngày 2 lần.
Cách 5: Dùng cây mã đề
Mã đề vốn là một loại thuốc nam khá quen thuộc với công dụng lợi tiểu và tiêu viêm nhanh chóng. Để điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà bằng mã đề, người bệnh có thể kết hợp 20g mã đề với 30m kim tiền, 20 rễ tranh. Cho tất cả đun lấy nước uống. Nên sử dụng liên tục trong 1 tuần để cho kết quả tốt nhất.
Cách 6: Dùng nha đam
Nha đam cũng là một loại cây chứa nhiều chất kháng khuẩn cao và có tác dụng chống viêm rất tốt. Ngoài ra nha đam còn có tác dụng gây ức chế cơ thể sản sinh ra acid, từ đó ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm.
Để trị viêm đường tiết niệu tại nhà bằng cách này, người bệnh có thể lọc lấy phần thịt nha đam, rửa sạch nhựa và ngâm nước muối loãng. Cho phần thịt nha đam đã chuẩn bị vào máy xay để lấy nước cốt. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 cốc sẽ mang lại hiệu quả.
Cách 7: Dùng lá trà xanh
Người ta tìm thấy trong lá trà xanh có chứa một lượng lớn flavonoid, tanin, vitamin A, C,… có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả. Vì vậy, người bị viêm đường tiết niệu có thể sử dụng lá trà xanh để cải thiện tình trạng bệnh bằng cách hãm lấy nước uống hoặc dùng nước lá trà xanh vệ sinh bộ phận sinh dục mỗi ngày.
>>> Xem thêm: Một số cách chữa viêm đường tiết niệu đơn giản cho bà bầu
Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi – Địa chỉ chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả
Việc trị viêm đường tiết niệu tại nhà chỉ mang tính hiệu quả tạm thời và không có khả năng loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh. Do đó, khi nghi ngờ bản thân nhiễm khuẩn đường tiết niệu, người bệnh nên liên hệ đến Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi để được thăm khám cũng như điều trị hiệu quả.
Đến đây, các y – bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc kết hợp với kỹ thuật CRS. Phương pháp này sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng vi khuẩn gây bệnh, tăng khả năng phục hồi niêm mạc đường tiết niệu và ngăn chặn hiệu quả các biến chứng có thể xảy ra.
Ngoài việc đưa ra phác đồ khoa học, người bệnh còn được sử dụng dịch vụ y tế chuyên nghiệp với thủ tục đơn giản, máy móc hiện đại cùng mức giá phải chăng.
Nếu người bệnh còn vướng mắc nào liên quan đến việc điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà, hãy gọi đến Hotline: 039.863.8725 hoặc trao đổi trực tiếp tại bảng >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để biết thêm thông tin chi tiết.